Với những thành tích ấn tượng ở tuổi 18, nữ đô cử Vanessa Sarno được đánh giá là “người thừa kế” của Hidilyn Diaz – người đã mang về tấm Huy chương Vàng Olympic đầu tiên cho Philippines ở môn cử tạ (tại Thế vận hội Tokyo 2020).
Tổng chi phí tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 ước tính vào khoảng 1.450 tỷ yen (12,7 tỷ USD), thấp hơn 191 tỷ yen so với mức ngân sách dự kiến.
Chiến lược ứng phó COVID-19 không quyết liệt đã khiến đại dịch bùng phát mạnh đúng dịp diễn ra Thế vận hội mùa Hè (Olympic Tokyo 2020), làm ảnh hưởng tới sự kiện thể thao lớn này.
Nga đã giành được 71 huy chương tại Thế vận hội Tokyo 2020 - kết quả tốt nhất trong 17 năm qua. Điều ít được biết đến là gần một nửa số chiến thắng đó thuộc về các vận động viên trong quân đội và cảnh sát.
Tại làng Thế vận hội Tokyo, trên 80% vận động viên đã được tiêm vaccine COVID-19, xét nghiệm bắt buộc và phải tuân thủ các quy định phòng dịch nghiêm ngặt. Điều đó hoàn toàn trái ngược với thành phố Tokyo rộng lớn bên ngoài.
Lễ khai mạc Olympics Tokyo cuối cùng đã diễn ra như dự kiến tại Sân vận động Quốc gia ở thủ đô Tokyo, chính thức mở màn các cuộc tranh tài của kỳ Thế vận hội mùa Hè đặc biệt nhất trong lịch sử thể thao thế giới.
Các siêu máy tính của Gracenote - công ty thuộc sở hữu của tập đoàn Nielsen, đã đưa ra bảng huy chương ảo để dự đoán thành tích của các đoàn thể thao tại Thế vận hội Tokyo 2020.
Olympic mùa Hè 2020 diễn ra từ ngày 23/7-8/8/2021 tại Tokyo, Nhật Bản. Thế vận hội năm nay được tổ chức với rất nhiều điểm khác biệt so với các kỳ đại hội thể thao thế giới từng diễn ra trong lịch sử.
Olympic mùa Hè 2020 sẽ diễn ra từ ngày 23/7 đến 8/8 tại Tokyo, Nhật Bản. Thế vận hội năm nay được tổ chức với rất nhiều điểm khác biệt so với các kỳ đại hội thể thao thế giới từng diễn ra trong lịch sử.
Ngày 14/7, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach cho biết 85% vận động viên (VĐV) và quan chức tham gia Thế vận hội Tokyo 2020 đã được tiêm vaccine hoặc miễn dịch với COVID-19.
Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa, Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ diễn ra và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đang phải đối mặt với những áp lực ngày càng lớn.
Ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 đã lần đầu tiên mở cửa cho truyền thông vào tham quan Làng Olympic, trước thời điểm chỉ còn một tháng nữa sẽ diễn ra sự kiện thể thao quy mô lớn này.
Ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo hôm 21/6 đã đồng ý cho phép tối đa 10.000 khán giả tham dự sự kiện tại mỗi địa điểm, với điều kiện số lượng khán giả không vượt quá 50% sức chứa.
Ngày 27/5, nhà chức trách Nhật Bản quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Tokyo và 8 tỉnh của nước này tới ngày 20/6, tức là khoảng hơn 1 tháng trước ngày khai mạc Thế vận hội Tokyo (Olympic Tokyo 2021).
Dữ liệu 20 năm qua cho thấy, trung bình nhiệt độ cao nhất của những ngày tổ chức Thế vận hội ở Tokyo có thể rơi vào khoảng 38,1 độ C, nóng nhất trong các kỳ Thế vận hội diễn ra trong hơn 40 năm qua.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach đã tái khẳng định quyết tâm tổ chức thành công Thế vận hội Tokyo mùa Hè, bất kể Nhật Bản đang có nhiều khu vực được đặt trong tình trạng khẩn cấp để ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Giới chức cho biết 18 người đã tử vong vì bệnh COVID-19 bên ngoài các bệnh viện ở tỉnh Osaka, trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 4 trước Thế vận hội Tokyo.
Ban Tổ chức Thế vận hội Tokyo đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng nhân viên y tế Nhật Bản, sau khi đề nghị 500 y tá phục vụ tại Thế vận hội mùa hè này.
Các tình nguyện viên của Thế vận hội Olympic Tokyo đang vô cùng lo lắng về việc họ sẽ được bảo vệ như thế nào trước đại dịch COVID-19, trong bối cảnh các vận động viên nước ngoài sẽ đổ về Nhật Bản để tham dự sự kiện và tỷ lệ tiêm chủng trong nước hiện rất thấp.
Lấy cớ đại dịch COVID, Triều Tiên trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới rút khỏi Thế vận Tokyo. Nhưng đằng sau lý do đó, còn một nguyên nhân khác.