Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 19/11 đã phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) để sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine thứ hai nhận được sự chấp thuận này.
Ngày 3/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lần đầu tiên đưa xét nghiệm chẩn đoán ngoại vi (IVD) bệnh đậu mùa khỉ vào quy trình Danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Đây được coi là bước đi quan trọng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu.
Ngày 30/8, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho phiên bản cải tiến của vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược Novavax bào chế. Vaccine mới được phép dùng cho những người từ 12 tuổi trở lên và sẽ nhắm vào biến thể JN.1.
Ngày 22/8, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã phê duyệt và cấp phép sử dụng khẩn cấp các phiên bản cập nhập vaccine phòng bệnh COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA nhằm bảo vệ tốt hơn trước các biến thể virus hiện đang lưu hành.
Ngày 18/4, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã sửa đổi giấy phép sử dụng khẩn cấp các vaccine mRNA ngừa COVID-19 thể lưỡng trị (bivalent) của các hãng Moderna và Pfizer-BioNTech, đồng thời phê duyệt việc tiêm mũi vaccine thứ 2 tăng cường loại này cho người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 7/3, Cơ quan Giám sát dịch tễ quốc gia Brazil (Anvisa) thông báo tạm thời đình chỉ việc sử dụng khẩn cấp thuốc Evusheld dự phòng COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất.
Ngày 26/1, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra thông báo dừng cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc dự phòng COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng Evusheld do không hiệu quả với các biến thể của virus SARS-CoV-2 hiện đang lây lan mạnh ở Mỹ.
Ngày 5/12, Tập đoàn dược phẩm Pfizer Inc và đối tác BioNTech SE thông báo đã nộp đơn lên Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) nhằm xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine có khả năng chống biến thể Omicron để tiêm mũi tăng cường cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi.
Ngày 10/11, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho vaccine ngừa COVID-19 mang tên InaVac, được Đại học Airlangga (Unair) nghiên cứu và phát triển.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine IndoVac do hãng dược nhà nước PT Bio Farma sản xuất để tiêm tăng cường ngừa COVID-19.
Indonesia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tự sản xuất trong nước.
Singapore đã cấp phép sử dụng khẩn cấp 1 loại vaccine phòng COVID-19 đã được điều chỉnh để có hiệu quả với nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 (bivalent) dùng cho mũi tăng cường.
Ngày 6/9, Cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc (NMPA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên dạng xịt, do công ty CanSino Biologics có trụ sở tại Đài Loan sản xuất.
Ngày 4/9, Công ty dược phẩm sinh học CanSino (Trung Quốc) thông báo vaccine phòng COVID-19 dạng xông hơi - sử dụng đường mũi và họng - của hãng đã được cơ quan quản lý nước này cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Ngày 26/8, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) - bà Penny Lukito cho biết nhiều khả năng 2 loại vaccine ngừa COVID-19 do nước này phát triển sẽ được cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) trong tháng 9 tới.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 13/7 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Novavax cho người từ 18 tuổi trở lên, cung cấp thêm một lựa chọn vaccine ngừa COVID-19 tại Mỹ.
Ngày 30/6, một quan chức cấp cao của Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cho biết các hãng dược sẽ không cần nộp dữ liệu mới về thử nghiệm lâm sàng của vaccine đặc hiệu ngừa biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron khi xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine này.
Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ ngày 30/6 cho biết hãng đang đề nghị Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ cho sử dụng thuốc Paxlovid điều trị bệnh COVID-19. Hiện loại thuốc kháng virus này đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA).
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 27/6, Indonesia đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba vaccine Merah Putih (Đỏ Trắng - màu quốc kỳ Indonesia) ngừa COVID-19 do nước này tự nghiên cứu và phát triển, hướng tới cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA).
Ngày 17/6, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer và Moderna (cùng của Mỹ) sản xuất cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi - nhóm tuổi cuối cùng đang chờ được tiêm chủng ngừa COVID-19 ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.