Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, liên quan giải quyết những bất cập, vướng mắc đối với công tác quản lý phế liệu nhập khẩu.
Để xử lý hàng ngàn container bị tồn đọng tại các cảng biển, Bộ Tài chính đang nghiêng về phương án bán đấu giá lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Đây là một trong hai phương án được đưa ra nhằm xử lý các container phế liệu nhập khẩu đã "nằm chờ" rất lâu tại các cảng biển nước ta.
Liên quan đến việc quản lý phế liệu nhập khẩu, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết: Sẽ có hướng dẫn mới về công tác này, thay thế Quyết định 4202/QĐ-TCHQ theo hướng quản lý chặt chẽ, song vẫn đảm bảo tạo thông thoáng cho doanh nghiệp nhập phế liệu nhập phục vụ sản xuất.
Tổng cục Hải quan cho biết thời gian qua có dấu hiệu ách tắc phế liệu nhập khẩu tại một số cảng lớn tại Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu đầu vào sản xuất.
Sau hơn 4 tháng áp dụng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã phải ngừng hiệu lực một số quy định về quản lý phế liệu nhập khẩu, tiến độ thời gian chậm hơn 20 ngày so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Để tháo gỡ cấp tốc những khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu đầu vào sản xuất, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường (TN-MT) bãi bỏ nội dung bất cập ở Thông tư 08 và 09 liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu.
Thông tư 08 và 09/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành nhằm kiểm soát phế liệu nhập khẩu đã vô tình trở thành các rào cản đối với các doanh nghiệp chờ nguyên liệu sản xuất. Những thiệt hại do các quy định phi thực tế gây nên, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Theo Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, thời gian qua ngành hải quan Bình Dương đã tích cực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Thông tư 08 và 09 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra, thông quan phế liệu giấy nhập khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn.
Ngày 29/1, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn công tác đã có chuyến thị sát, làm việc tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3, cảng Green Port, cảng Đình Vũ để tháo gỡ tình trạng tồn đọng container nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại các cảng.
Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã họp bàn với các Bộ, ngành: Tài chính, Tư pháp, Công an, Công Thương, Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Hải quan… để thống nhất phương án xử lý phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển hiện nay.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa ban hành Thông tư 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư 09/2018/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với 6 phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, có hiệu lực từ ngày 29/10.
Hỏi: Hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu tại Việt Nam trong thời gian qua có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vậy theo quy định hiện hành, phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các quy định gì?
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 27/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Phế liệu nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào quan trọng của một số ngành như sản xuất thép, sản xuất nhựa. Tuy nhiên, do bất cập trong quản lý nên lượng phế liệu nhập khẩu còn tồn nhiều tại các cảng của Hải Phòng.
Nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tồn đọng phế liệu tại các cảng biển không phải là vấn đề mới nhưng việc tăng đột biến lượng phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam năm 2017, những tháng đầu năm 2018, tồn đọng nhiều và quá hạn tại những cảng biển lớn đang là mối quan tâm chung của xã hội.
Hàng ngàn container phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam và tồn đọng tại các cảng biển. Không chỉ gây ách tắc cảng biển, các container này đang biến Việt Nam có nguy cơ trở thành “bãi rác thải công nghiệp” của thế giới.
Hiện trên cổng thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường có danh sách 85 công ty đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về môi trường trong nhập khẩu phế liệu. Đây sẽ là làm căn cứ quan trọng cho Hải quan và các đơn vị liên quan khi xử lý các vấn đề liên quan đến phế liệu nhập khẩu.
Để phục vụ cho việc kiểm tra đột xuất các container hàng có tờ khai phế liệu nhập khẩu về cảng, Đoàn công tác Tổng cục Hải quan và Hải quan Hải Phòng vừa đưa vào sử dụng thiết bị hiện đại cho phép kiểm tra, phân tích đưa ra kết quả mẫu phẩm tại chỗ.
Đại diện Tổng cục Hải quan (TCHQ) ngày 30/7 cho biết: Qua theo dõi, số lượng phế liệu nhập khẩu năm 2017 tăng gấp 2 lần so với khối lượng phế liệu nhập khẩu trong năm 2016. Đặc biệt, 5 tháng đầu năm năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến 200% so với năm 2017.
Bộ Công Thương dự kiến sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành danh mục hàng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng nhập khẩu phế liệu dưới dạng hàng đã qua sử dụng.