Ngày 1/11, Chính quyền Palestine đã kêu gọi đồng loạt biểu tình trên khắp Bờ Tây và Đông Jerusalem nhằm phản đối hành động làm gia tăng căng thẳng của Israel ở cả Dải Gaza và Bờ Tây.
Ngày 20/8, hãng thông tấn Mehr của Iran đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã triệu các đại biện lâm thời của Thụy Điển và Đan Mạch tại Tehran để phản đối các hành vi "báng bổ" kinh Koran tại hai quốc gia Bắc Âu này.
Ngày 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết nước này đã triệu Đại biện lâm thời của Thụy Điển để phản đối các hành động báng bổ kinh Koran.
Hãng thông tấn quốc gia INA ngày 24/7 đưa tin, Bộ Ngoại giao Iraq đã ra tuyên bố phản đối hành động đốt bản sao kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán nước này tại Đan Mạch diễn ra cùng ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết nước này đã triệu Đại sứ Thụy Điển tại UAE để phản đối hành động đốt bản sao Kinh Koran ở Stockholm hôm 28/6.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi giảm căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/3 thông báo nước này đã triệu đại sứ Đan Mạch tại Ankara tới để bày tỏ phản đối mạnh mẽ các hành động tiêu cực gần đây nhằm vào kinh Koran và cờ Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 24/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại sứ Hà Lan tại Ankara liên quan đến cuộc biểu tình hôm 22/1 tại La Haye, bao gồm việc xé một bản sao kinh Koran của tín đồ Hồi giáo.
Bộ Ngoại giao Iran ngày 14/1 đã triệu Đại sứ Anh Simon Shercliff tới để trao công hàm phản đối "hành động can thiệp trái nguyên tắc" của London vào công việc nội bộ của Tehran.
Các ngoại trưởng OSCE đang nhóm họp tại Ba Lan nhưng nước này đã không mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov. Nga đã phản đối hành động này, còn các nước phương Tây cho rằng lỗi do chính Nga gây ra.
Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết nước này ngày 29/7 đã đệ đơn lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhằm phản đối việc Ethiopia tiếp tục triển khai kế hoạch tích nước cho hồ chứa của Đập thủy điện Đại phục hưng (GERD) mà không có sự nhất trí của các quốc gia hạ nguồn.
Đảng Hồi giáo Ra’am của Israel ngày 17/4 tuyên bố đang cân nhắc khả năng rời khỏi chính phủ liên minh do Thủ tướng Naftali Bennett đứng đầu nhằm phản đối hành động của cảnh sát nước này tại Đền thờ Al-Aqsa (người Do Thái gọi là Núi Đền).
Ngày 19/11, Iran đã lên tiếng phản đối hành động trừng phạt của Mỹ nhằm vào 6 công dân Iran và một công ty nước này với cáo cuộc cố tình gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.
Ngày 27/10, Đài truyền hình nhà nước Iran IRIB cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã triệu đại biện lâm thời Pháp tại Tehran để bày tỏ phản đối hành động được xem là xúc phạm nhà tiên tri Mohammed.
Philippines ra tuyên bố phản đối việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc tịch thu thiết bị phục vụ đánh bắt cá của ngư dân Philipppines trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Trước thông tin về vụ tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm, giới nghiên cứu về Biển Đông ở Nga đã phản đối hành động của tàu Trung Quốc và khẳng định cộng đồng quốc tế sẽ ủng hộ Việt Nam.
Sau khi xảy ra vụ xả súng làm 10 người thiệt mạng tại những địa điểm tập trung nhiều người nước ngoài ở thành phố Hanau, thuộc bang Hessen của Đức, các nhà lãnh đạo Đức ngày 20/2 đã lên tiếng bày tỏ bàng hoàng về vụ tấn công, đồng thời cực lực phản đối hành động thù hận, phân biệt chủng tộc.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, lãnh đạo ba nước Ai Cập, Cộng hòa Cyprus và Hy Lạp ngày 8/10 đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động khoan thăm dò dầu khí trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi Địa Trung Hải và chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria, coi đây là những động thái “đơn phương” và “khiêu khích” khiến căng thẳng khu vực gia tăng.
Ngày 19/9, phản ứng trước quyết định của Mỹ trục xuất hai thành viên thuộc phái bộ ngoại giao Cuba tại Liên hợp quốc (LHQ), Ngoại trưởng nước này Bruno Rodriguez đã phản đối hành động của Mỹ đồng thời cáo buộc Washington kích động leo thang căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.