Nhật Bản và Trung Quốc đã tổ chức đối thoại cấp chuyên gia về việc xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Đây là nỗ lực mới nhất của hai bên nhằm giải quyết những bất đồng xung quanh vấn đề này.
Ngày 14/3, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đang ở thăm Tokyo nhận định vụ rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản chỉ là “sự cố nhỏ” và không liên quan đến việc xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy này ra biển.
Ngày 13/3, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi nhấn mạnh tổ chức này sẽ tiếp tục nỗ lực giám sát việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị quản lý nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, ngày 25/1 đã thông báo kế hoạch xả khoảng 54.600 tấn nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy ra biển trong năm tài chính 2024.
Ngày 20/11, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, cho biết đã hoàn thành đợt 3 xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy này ra Thái Bình Dương.
Ngày 27/10, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đã kết thúc hoạt động đánh giá an toàn về việc Nhật Bản xả ra biển nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima đã ngừng hoạt động.
Ngày 6/10, Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, ông Ichiro Miyashita, khẳng định quy trình xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở nước này ra biển đang được thực hiện an toàn.
Ngày 11/9, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, cho biết khoảng 7.800 tấn nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy này đã được xả ra biển trong đợt xả thải đầu tiên.
Các khoa học cho biết nhà máy năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc thải nước có hàm lượng tritium còn cao hơn nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 (Nhật Bản) song đều nằm trong giới hạn không gây hại cho sức khỏe con người.
Ngày 25/8, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) khẳng định không phát hiện tritium trong các mẫu nước biển thu được từ khu vực xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Ngày 24/8, Nhật Bản đã bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.
Theo hãng tin Reuters, trong tuyên bố đưa ra ngày 9/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc và Nga đã gửi các câu hỏi kỹ thuật tới Nhật Bản về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Kế hoạch của Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển đã làm dấy lên lo lắng ở cả trong và ngoài nước.
Ngày 5/7, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã xác nhận sự an toàn đối với kế hoạch của Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 ra biển. Xác nhận này được đưa ra sau khi ông có chuyến khảo sát kéo dài 4 ngày tại nhà máy nói trên.
Tờ Nikkei đưa tin Chính phủ Nhật Bản đang xem xét bắt đầu tiến hành xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 ra biển sớm nhất vào tháng 8 tới, sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố đánh giá về kế hoạch xả nước thải nói trên của Nhật Bản.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 12/6, công ty điện lực Tokyo (TEPCO) bắt đầu vận hành thử nghiệm hệ thống xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.
Ngày 22/7, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã thông qua kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, ra biển.
Ngày 18/5, Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử của Nhật Bản đã chấp thuận kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO).