Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell đã đề xuất khối này đình chỉ đối thoại chính trị với Israel, với lý do có thể xảy ra các hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế trong cuộc xung đột tại Dải Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, sau một năm xung đột tại Dải Gaza, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHCR) đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng vi phạm luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế, cũng như sự thiếu vắng trách nhiệm giải trình.
Ngày 7/10, các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) và một số tổ chức nhân đạo quốc tế đã kỷ niệm một năm ngày bùng phát cuộc xung đột tại Dải Gaza với những kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và tăng cường các nỗ lực nhân đạo trong khu vực.
Từ ngày 25-27/6/2024, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã tổ chức phiên họp về các vấn đề nhân đạo với chủ đề “Đặt con người lên hàng đầu khi ứng phó với xung đột và biến đổi khí hậu: tăng cường hỗ trợ nhân đạo và tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, và thúc đẩy tính hiệu quả, sáng tạo và đối tác”.
Ít nhất 22 triệu người dân tại châu Mỹ đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do nghèo đói và xung đột, gây nhiều khó khăn cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế cũng như khiến tình trạng di cư trong khu vực ngày càng thêm trầm trọng.
Ngày 11/3, sáng kiến "Thực phẩm cho Gaza" đã được 3 cơ quan viện trợ đa phương cùng Italy công bố nhằm điều phối các nỗ lực nhân đạo quốc tế.
Ngày 18/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich 2024 (Đức), Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar kêu gọi Israel tuân thủ luật nhân đạo quốc tế tại Dải Gaza.
Các cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế kêu gọi các nhà tài trợ và các chính phủ tăng cường hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng đói tại Ethiopia do hạn hán xuất phát từ hiện tượng khí hậu El Nino.
Ngày 6/2, Hạ viện Mỹ đã bác bỏ dự luật do đảng Cộng hòa thúc đẩy cung cấp 17,6 tỷ USD cho Israel, trong khi phía đảng Dân chủ muốn một biện pháp rộng hơn, bao gồm cả hỗ trợ Ukraine, tài trợ nhân đạo quốc tế và kinh phí mới cho an ninh biên giới.
Trong bối cảnh chiến sự vẫn tiếp diễn căng thẳng tại Gaza, International Medical Corps - một tổ chức nhân đạo quốc tế, đã mở một bệnh viện dã chiến tại Rafah và bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân từ ngày 6/1.
Ngày 27/11, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Quốc phòng và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tổ chức Khóa huấn luyện Luật Nhân đạo quốc tế cho cán bộ, nhân viên dự kiến tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3. Hoạt động do Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế hỗ trợ.
Luật Nhân đạo quốc tế nghiêm cấm tấn công vào các trung tâm y tế, trừ khi chúng được sử dụng để thực hiện "các hành động gây hại cho kẻ thù". Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, một chiến dịch gây nguy hiểm đến tính mạng của dân thường vẫn là bất hợp pháp.
Được bảo vệ đặc biệt theo luật nhân đạo quốc tế, vì đâu các bệnh viện ở Gaza lại rơi vào vòng xoáy xung đột?
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ, Việt Nam kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức, tuân thủ luật pháp quốc tế, luật nhân đạo quốc tế và bảo vệ dân thường, các cơ sở hạ tầng dân sự, thiết lập hành lang nhân đạo và thả ngay lập tức các con tin đang bị giam giữ.
Ngày 22/10, lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Italy đã ra tuyên bố chung tái khẳng định quan điểm ủng hộ Israel cũng như quyền tự vệ của nước này, đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế theo đó đặc biệt bảo vệ dân thường.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 20/10, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực giữa Israel và phong trào Hamas nhằm tránh gây thêm thương vong, đồng thời yêu cầu tôn trọng đầy đủ luật nhân đạo quốc tế.
Người dân ở Dải Gaza đang đối mặt với thảm họa nhân đạo ngày càng trầm trọng hơn trong khi các hoạt động viện trợ nhân đạo quốc tế đến khu vực này hiện gặp trở ngại.
Là đất nước đã từng chịu nhiều tác động ảnh hưởng của thiên tai, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội, nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm, chia sẻ với những mất mát, khó khăn của Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ trước thảm họa động đất.
Ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đánh giá sự có mặt của các chiến sỹ Việt Nam tại tâm chấn Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy một tinh thần trách nhiệm lớn lao với nhiệm vụ nhân đạo quốc tế. Họ là những con người quả cảm, tận tụy, sẵn sàng dấn thân vì những công việc có ý nghĩa cao cả.
Có ý kiến cho rằng phản ứng nhân đạo quốc tế sẽ xoa dịu mối quan hệ ngoại giao vốn căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia ở Trung Đông, Địa Trung Hải và NATO.