Ngày 5/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lên tiếng phản đối việc Mỹ áp đặt trừng phạt một số cơ quan truyền thông Nga, đồng thời tuyên bố Moskva sẽ đáp trả hành động của Washington.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 23/8, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt toàn diện đối với gần 400 cá nhân và 60 công ty liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Ngày 11/7, Chính phủ Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới một số phần tử cực đoan Israel do bạo lực đối với người Palestine, trong đó có áp đặt biện pháp hạn chế tài chính đối với một số tiền đồn định cư tại Bờ Tây.
Ngày 1/2, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 người định cư Israel sau khi Tổng thống Joe Biden đánh giá bạo lực nhằm vào dân thường Palestine tại Bờ Tây đã lên đến mức "không thể chấp nhận được". Đây được coi là một động thái hiếm hoi của Mỹ đối với Israel sau khi xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát hôm 7/10.
Ngày 30/5, Chính phủ Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 17 cá nhân và tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc và Mexico, bị cáo buộc tiếp tay cho hoạt động sản xuất thuốc giả có chứa fentanyl, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm cách ngăn chặn việc nhập khẩu loại thuốc gây chết người này.
Mỹ ngày 1/12 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 3 quan chức cấp cao của Triều Tiên liên quan đến các chương trình vũ khí của nước này sau vụ thử tên lửa xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất và mới nhất của Bình Nhưỡng trong tháng 11.
Ngày 16/6, Mỹ đã thông báo trừng phạt một số công ty của Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng một mạng lưới công ty của Iran đã giúp xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu của Iran.
Ngày 27/5, Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới liên quan các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên, trong đó có một công ty của Triều Tiên, một công dân Triều Tiên và hai ngân hàng Nga.
Ngày 9/5, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với mạng lưới gồm 5 đối tượng cung cấp tài chính cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng để hỗ trợ các thành viên của nhóm thánh chiến cực đoan ở Syria.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 7/4 cho biết Chính phủ Mỹ đã cấm hoạt động nhập khẩu đối với 3 hãng hàng không Nga gồm Aeroflot, Azur Air và Utair, vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington liên quan cuộc xung đột ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/3 thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 5 thực thể và cá nhân tại Nga và Triều Tiên liên quan chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng. Động thái này diễn ra sau khi trước đó cùng ngày, Triều Tiên đã thực hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đầu tiên sau hơn 4 năm.
Không một quốc gia đồng minh nào của Mỹ ở Trung Đông, kể cả Israel, lên tiếng ủng hộ Washington trong cuộc đối đầu với Nga.
Ngày 29/10, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào chương trình máy bay không người lái (UAV) của Iran nhằm tăng cường áp lực đối với Tehran trước khi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này được nối lại vào tháng tới.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/9 thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 5 cá nhân đang làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ với cáo buộc những người này cung cấp dịch vụ tài chính và trợ giúp đi lại cho mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.
Truyền thông Nga đưa tin, ngày 15/4, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định sẽ áp đặt trừng phạt 20 thực thể, 12 cá nhân của Nga, đồng thời trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ Tài chính Mỹ ngày 8/12 đã áp đặt trừng phạt một quan chức và một trường đại học của Iran với lý do liên quan Lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-QF).
Theo hãng tin Reuters, ngày 29/10, Mỹ đã áp đặt trừng phạt đối với nhiều thực thể liên quan hoạt động mua bán các sản phẩm hóa dầu của Iran.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/9 thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Bộ Quốc phòng Iran cũng như các cá nhân, thực thể khác liên quan tới chương trình vũ khí và hạt nhân của Tehran nhằm khẳng định tuyên bố trước đó của Mỹ cho rằng tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) đối với Tehran đã được khôi phục, một động thái mà các đồng minh chủ chốt của Washington như các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) tranh cãi.
Hôm qua (25/6), Bộ Tài chính Mỹ cho biết Washington đã áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran, nhằm vào 8 công ty trong lĩnh vực chế tạo kim loại của nước này.
Ngày 20/2, Chính phủ Mỹ thông báo áp đặt trừng phạt 5 quan chức cấp cao của Iran, với lý do các quan chức này thao túng cuộc bầu cử quốc hội ở Iran, dự kiến diễn ra trong ngày 21/2.