Ngày 30/1, truyền thông Thụy Điển đưa tin Salwan Momika, người gốc Iraq, liên tiếp thực hiện các vụ đốt kinh Koran tại nước này trong năm 2023 vừa thiệt mạng trong vụ nổ súng xảy ra 1 ngày trước đó.
Ngày 7/12, Quốc hội Đan Mạch đã thông qua dự luật, trong đó quy định hành động đốt các bản sao của kinh Koran nơi công cộng là phạm pháp.
Ngày 27/10, Chính phủ Đan Mạch đã công bố một bản sửa đổi của dự luật quy định hành động đốt các bản sao của kinh Koran nơi công cộng là phạm pháp.
Ngày 26/10, phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn kênh truyền hình TV4 cho biết Cơ quan về di cư của Thụy Điển quyết định trục xuất đối tượng nam giới người Iraq đã đốt những bản sao kinh Koran tại các cuộc biểu tình ở thủ đô Stockholm thời gian qua.
Ngày 12/10, một tòa án ở miền Trung Thụy Điển đã kết tội một người đàn ông đốt bản sao cuốn kinh Koran năm 2020. Đây là lần đầu tiên hệ thống tòa án của Thụy Điển xét xử tội danh xúc phạm cuốn sách linh thiêng của người Hồi giáo.
Ngày 1/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đã kêu gọi Chính phủ Thụy Điển có hành động thiết thực chống lại những hành vi báng bổ kinh Koran tái diễn ở quốc gia Bắc Âu này.
Ngày 25/8, Chính phủ Đan Mạch cho biết sẽ trình lên Quốc hội nước này một dự luật, trong đó quy định hành động đốt các bản sao của kinh Koran nơi công cộng là phạm pháp.
Theo hãng Thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao nước này ngày 21/8 đã triệu Đại biện lâm thời Đan Mạch và một nhà ngoại giao Hà Lan, để phản đối những hành động đốt kinh Koran xảy ra gần đây.
Ngày 20/8, hãng thông tấn Mehr của Iran đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã triệu các đại biện lâm thời của Thụy Điển và Đan Mạch tại Tehran để phản đối các hành vi "báng bổ" kinh Koran tại hai quốc gia Bắc Âu này.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ai Cập ngày 20/8 đã cảnh báo rằng các vụ đốt và xúc phạm kinh Koran ở Thụy Điển đã làm xấu hình ảnh của quốc gia châu Âu này trong thế giới Arab và Hồi giáo.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 14/8, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Algeria đã bày tỏ "lấy làm tiếc và xin lỗi" về các vụ đốt kinh Koran xảy ra ở thủ đô Copenhagen.
Ngày 13/8, Bộ Ngoại giao Anh đã đưa ra cảnh báo cho các công dân nước này khi tới Thụy Điển về nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố, trong bối cảnh các vụ báng bổ kinh Koran xảy ra tại quốc gia Bắc Âu này gây làn sóng giận dữ trong cộng đồng Hồi giáo.
Cả Thụy Điển và Đan Mạch đều đang xem xét các cách để hạn chế đốt kinh Koran một cách hợp pháp nhằm giảm căng thẳng với các quốc gia Hồi giáo, nhưng họ đều không có luật có thể được sử dụng để cấm đốt kinh Koran.
Trong cuộc điện đàm ngày 4/8 với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Rasmussen khẳng định quốc gia Bắc Âu này đang nghiên cứu một số biện pháp và quy định pháp lý nhằm ngăn chặn tái diễn các vụ đốt kinh Koran.
Bộ Tư pháp Đan Mạch ngày 3/8 cho biết cảnh sát nước này đang siết chặt kiểm soát biên giới, sau khi các vụ đốt kinh Koran gần đây đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh.
Một loạt vụ báng bổ công khai cuốn kinh Koran của người Hồi giáo ở Thụy Điển và Đan Mạch đã khiến các quốc gia Bắc Âu trở thành mục tiêu phẫn nộ của nhiều người theo đạo Hồi, làm căng thẳng quan hệ ngoại giao và làm tăng nguy cơ khủng bố.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 1/8, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã đề nghị các quốc gia Hồi giáo hạ cấp hoặc cắt đứt quan hệ với Thụy Điển và Đan Mạch, nếu những vụ việc báng bổ kinh Koran tái diễn ở hai quốc gia Bắc Âu này.
Ngày 1/8, Chính phủ Thụy Điển thông báo sẽ triển khai các biện pháp bảo vệ công dân trong bối cảnh ngày càng nhiều ý kiến lo ngại ở cả Thụy Điển và Đan Mạch rằng các vụ đốt kinh Koran có thể kéo theo các cuộc tấn công bạo lực.
Hãng thông tấn quốc gia Liban (NNA) ngày 31/7 đưa tin chính phủ nước này sẽ đình chỉ hợp tác với Thụy Điển và Đan Mạch để phản đối hành vi báng bổ kinh Koran ở hai quốc gia Bắc Âu này.
Bộ Ngoại giao Saudi Arabia ngày 28/7 cho biết cơ quan này đã triệu đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Riyadh để trao công hàm phản đối hành vi đốt kinh Koran ở thủ đô Copenhagen.