Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 5/2, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết Trung Quốc đã khởi kiện về thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc.
Ngày 4/2, Trung Quốc cho biết nước này sẽ áp đặt mức thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhất định của Mỹ từ ngày 10/2. Động thái này nhằm đáp trả mức thuế mới mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm gần 2% trong phiên giao dịch chiều 4/2 sau khi thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
Trung Quốc sẽ áp thuế 15% đối với than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ để đáp trả mức thuế 10% mà Washington áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc.
Ngày 4/2, Tân Hoa xã dẫn thông báo của Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết nước này sẽ áp đặt mức thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhất định của Mỹ từ ngày 10/2. Động thái này nhằm đáp trả mức thuế mới mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/2 đã ra lệnh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico, và 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. Mexico và Canada ngay lập tức có phản ứng trả đũa. Điều này dấy lên lo ngại về các cuộc chiến tranh thương mại tiềm tàng.
Nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs cho biết mặc dù trong chiến dịch vận động tranh cử, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cam kết áp thuế 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng ông có thể sẽ tìm cách áp thuế trung bình chỉ 20% đối với phần lớn các mặt hàng này.
Lần này, khi đã hiểu rõ về cách thức hoạt động của Tổng thống đắc cử Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc được trang bị tốt hơn để đối phó với khả năng ông Trump sẽ áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cảnh báo áp thuế cao lên hàng hóa Trung Quốc, dẫn đến nguy cơ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đổ bộ sang các quốc gia Đông Nam Á bởi cánh cửa tại thị trường Mỹ ngày càng hẹp lại.
Lời cảnh báo của ông Donald Trump, người đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong việc áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chính phủ Mỹ ngày 27/9 đã chính thức tăng gấp bốn lần mức thuế đối với xe điện Trung Quốc lên 100%, và tăng mạnh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trong các lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược khác, như thép và các sản phẩm năng lượng Mặt Trời.
Chính phủ Mỹ ngày 13/9 đã ra quyết định cuối cùng về tăng thuế đối với các hàng hóa trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc, với mức thuế 100% đối với xe điện (EV) và 25% đối với pin EV sẽ có hiệu lực sau hai tuần.
Ngày 5/9, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố hối thúc Mỹ ngay lập tức xóa bỏ mọi mức thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc.
Bản tin nóng thế giới sáng 26/5 có những nội dung sau đây: - Serbia lo ngại xung đột ở Ukraine bùng phát thành chiến tranh thế giới; - Các nước NATO giáp Nga xây dựng “bức tường UAV”; - Tòa án Công lý Quốc tế yêu cầu Israel ngừng tấn công Rafah; - Italy thúc giục EU theo chân Mỹ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc.
Quan hệ thương mại Mỹ - Trung lại trở nên căng thẳng sau khi Mỹ tuyên bố đợt tăng thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc, trong đó thuế xe điện tăng lên 100%.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, việc Mỹ áp thuế bổ sung với một số hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc dường như không tác động nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp liên quan của nước này, khi động thái của Mỹ được thúc đẩy không phải bởi các yếu tố kinh tế mà nhằm cho thấy lập trường cứng rắn trước Trung Quốc.
Trong một buổi phỏng vấn được phát sóng ngày 4/2 trong chương trình Sunday Morning Futures của kênh Fox, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cân nhắc kế hoạch đánh thuế 60% trở lên đối với hàng hóa Trung Quốc nếu đắc cử lần nữa vào tháng 11 năm nay.
Các doanh nghiệp Mỹ vừa gửi thư kiến nghị Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sớm gia hạn các miễn trừ thuế quan Mục 301.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng còn quá sớm để giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu cho rằng Brussels phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng Nga và thị trường hàng hóa Trung Quốc.