Nguồn dự trữ ngoại tệ của Liên bang Nga đang cạn kiệt, nhưng không có nghĩa Moskva sẽ hết tiền trong nay mai. Điều này phụ thuộc vào giá dầu khí trong khi đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Mỹ Donald Trump đã thể hiện sự sẵn sàng đối với kế hoạch tăng đáng kể sản lượng nhằm làm giảm giá dầu.
Ngày 4/9, Bộ Tài chính Nga cho biết, từ ngày 6/9 - 4/10, Nga sẽ tăng gấp 7 lần lượng mua ngoại tệ và vàng.
Tổng thống Argentina Javier Milei đã kêu gọi Quốc hội nước này thông qua gói chính sách cải tổ triệt để kinh tế vĩ mô do Chính phủ đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển, kiềm chế tình trạng siêu lạm phát, giải quyết tình trạng nghèo đói gia tăng và tăng nguồn dự trữ ngoại tệ.
Các chuyên gia cho biết Trung Quốc đang tăng dự trữ ngoại tệ phi đô la, bao gồm cả lượng vàng thỏi kỷ lục, trong bối cảnh niềm tin vào đồng USD đang dần "bốc hơi".
Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo tuyên bố Brussels sẽ chuyển 200 triệu euro trong các quỹ bị đóng băng của Nga cho Ukraine.
Ngày 4/4, Chính phủ Argentina và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhất trí cắt giảm mục tiêu về dự trữ ngoại tệ trong giai đoạn 2022-2023 của nước này, từ mức 3,6 tỷ USD xuống còn 1,8 tỷ USD.
Ngày 22/2, Bộ trưởng Tài chính Pakistan Ishaq Dar thông báo quốc gia Nam Á này chuẩn bị nhận được khoản vay mới trị giá 700 triệu USD từ Trung Quốc trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ đang cạn kiệt.
Cục Thống kê Pakistan ngày 1/2 công bố các số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 1 vừa qua tăng 27,55% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,9% so với tháng trước.
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng trong tháng 12/2022 do đồng USD giảm so với các loại tiền tệ chủ chốt khác.
Bộ trưởng Tài chính Pakistan, ông Miftah Ismail, ngày 18/9 khẳng định nước này sẽ “tuyệt đối” không tuyên bố vỡ nợ bất chấp thảm họa lũ lụt vừa qua, thể hiện cam kết tiếp tục triển trai những biện pháp cải tổ nhằm ổn định nền kinh tế đang vật lộn với khó khăn.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo để giải quyết cuộc khủng hoảng nhiên liệu, giá tiêu dùng tăng vọt và dự trữ ngoại tệ đang ngày càng giảm của nước này.
Tỷ trọng của đồng bạc xanh trong rổ tiền tệ toàn cầu có thể giảm khi các nước cảnh giác với tiền lệ phong toả dự trữ ngoại tệ Nga.
Trong ngày 28/2, đồng ruble của Nga đã mất 30% giá trị so với đồng USD, xuống mức thấp kỷ lục, sau khi các nước phương Tây vào cuối tuần qua áp đặt các biện pháp trừng phạt mới và cứng rắn hơn với Nga liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine, trong đó có những hạn chế về dự trữ ngoại tệ.
Ngân hàng trung ương Nga ngày 19/11 cho biết dự trữ ngoại tệ của nước này đã tăng 0,7%, tương đương 4,1 tỷ USD trong tuần từ 5-12/11. Như vậy, tổng dự trữ ngoại tệ đã xác lập kỷ lục mới, đạt 626,2 tỷ USD.
Chiếm được chính quyền nhưng Taliban có thể lập tức đối mặt với khủng hoảng tài chính khi không có khả năng tiếp cận nguồn dự trữ ngoại tệ và các khoản viện trợ.
Trong tháng 6/2021, Ngân hàng Trung ương Israel (BoI) đã mua vào 3,16 tỷ USD, nâng tổng dự trữ ngoại tệ của nước này vượt 200 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử.
Ngân hàng trung ương Israel (BoI) cho biết trong tháng 2 đã mua vào 4,9 tỷ USD, nâng tổng dự trữ ngoại tệ của nước này lên 185 tỷ USD, mức cao kỷ lục mới.
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm mạnh hơn dự đoán trong tháng 9/2019, bất chấp việc đồng nhân dân tệ (NDT) phục hồi từ mức giảm mạnh nhất trong 25 năm trong tháng 8/2019, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đà giảm tốc và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các chuyên gia của JP Morgan Chase, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, cho rằng đồng USD sẽ mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu và viễn cảnh bày nhiều khả năng xảy ra khá sớm trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương đang giảm mạnh tỷ lệ USD trong kho dự trữ ngoại tệ và chính sách lãi suất cơ bản của Mỹ có thể "chôn vùi" đồng bạc xanh.
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương) cho thấy dự trữ ngoại tệ của nước này bất ngờ tăng trong tháng 11, khi đồng nhân dân tệ (NDT) mạnh lên so với đồng USD trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có dấu hiệu “hạ nhiệt”.