Nông dân tỉnh Đắk Lắk đang thu hoạch vải thiều niên vụ 2023 - 2024. Nhờ lợi thế chín sớm khoảng 1 tháng so với cây vải thiều ở các tỉnh phía Bắc nên nông dân Đắk Lắk gặp nhiều thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Năm nay, giá vải thiều tăng cao giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Tại vườn vải thôn Bá Nha, xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vừa xảy ra đám cháy vào 13 giờ 30 ngày 6/9, với số lượng cây vải thiệt hại khá lớn.
Bắt đầu được chú trọng khai trồng từ năm 2013, ngành nông nghiệp, các địa phương tại tỉnh Đắk Lắk đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao vị thế, phát triển ổn định cây vải thiều.
Bén duyên với tỉnh Đắk Lắk gần 20 năm nay, cây vải đang trở thành “trái ngọt” của nhiều hộ đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn các huyện Ea Kar, M’Drắk, Krông Pắk, Krông Năng...
Cây vải 1.500 năm tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vẫn tràn đầy sức sống với quả non mọc sai trĩu cành. Cây cổ thụ này hiếm cho trái đến nỗi lần đậu quả gần nhất là từ 11 năm trước.
Ngày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
Cây vải thiều bén duyên với tỉnh Đắk Lắk gần 20 năm nay và được người dân chú trọng trồng từ năm 2013.
Với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong hoa vải, giá trị kinh tế từ cây vải thiều - đặc sản chủ lực của huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) ngày càng được nâng cao.
Sau 4 năm thử nghiệm, mùa vải năm nay tại Bắc Giang, một số cây vải thiều không hạt đã đậu quả, cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn rất đặc trưng.
Huyện Thanh Hà cần tập trung xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại, nông dân văn minh theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; trong đó, chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cao, gắn dịch vụ du lịch sinh thái với thương hiệu cây vải thiều. Đây là ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng tại Lễ Công bố huyện Thanh Hà đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức ngày 10/5.
Trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19, nông dân Thanh Hà (Hải Dương) vẫn tập trung chăm sóc tốt cây vải - loại cây trồng thế mạnh chủ lực của địa phương. Đến nay, với điều kiện thời tiết thuận lợi, vải sớm Thanh Hà đang hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen quý cây vải tổ tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn với kinh phí 668 triệu đồng.
Ngày 14/6, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã đón nhận và trồng cây vải thiều lâu năm tại siêu thị Co.opmart Huỳnh Tấn Phát, quận 7 từ đại diện UBND tỉnh Bắc Giang và Hải Dương.
Từ đầu mùa vải đến nay (khoảng 1 tháng trở lại đây), ước tính khoảng 3.000 lượt khách tới tham quan cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm (xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).
Ngày 9/6, trong dịp Hải Dương lần đầu tiên tổ chức Lễ hội vải thiều Thanh Hà năm 2018, Đại sứ Thụy Điển Pereric Hogberg và phu nhân đã về thăm huyện Thanh Hà, trải nghiệm hái vải thiều tại vườn vải VietGAP ở xã Thanh Xá và thăm cây vải tổ tại xã Thanh Sơn.
Ngày 8/6, khi bố mẹ đi làm nương, các cháu nhỏ trèo hái quả vải để ăn. Cây vải này là loại vải địa phương, thân cây rất cao lớn, quả ăn rất chua. Sau khi ăn, các cháu có biểu hiện bất thường và được đưa đến bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Chiếm diện tích gần 4.000 ha, cây vải đang là cây ăn quả chủ lực của huyện Thanh Hà và là đặc sản của tỉnh Hải Dương, nhất là giống vải thiều, mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ trồng.
Nhờ tinh thần dám nghĩ, dám làm, anh Đỗ Công Hải, sinh năm 1986, ngụ thôn 2, xã Ea Sar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, đã thành công trong việc trồng vải thiều trên đất Tây Nguyên.
Hàng ngàn ha trồng vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) vẫn chưa ra hoa. Bà con trồng vải đang đối mặt với nguy cơ mất mùa lớn nhất từ trước tới nay.
Bắc Giang có diện tích cây ăn quả đứng thứ tư cả nước, đặc biệt diện tích cây vải thiều đang lớn nhất nước. Ba năm lại đây, tỉnh tập trung nhiều giải pháp mở rộng vùng sản xuất và xúc tiến tiêu thụ trái cây, nhằm hướng đến phát triển sản xuất bền vững.