Giữa bất ổn địa chính trị, các nước EU đang mạnh tay chi tiêu quốc phòng, hiện đại hóa quân đội và khẳng định vị thế toàn cầu. Đức muốn sở hữu "quân đội mạnh nhất châu Âu", Ba Lan đầu tư kỷ lục, Pháp giữ vai trò cường quốc hạt nhân.
Ngoại trưởng Đức Johann Wadephul ngày 15/5 thông báo Berlin sẽ thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP.
Lo ngại trước những đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các thành viên châu Âu của liên minh này đang tìm những cách sáng tạo để đáp ứng ngưỡng chi tiêu quốc phòng mới cao hơn.
Ủy viên Quốc phòng châu Âu Andrius Kubilius tuyên bố Tây Ban Nha sẽ phải tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong bối cảnh các nước châu Âu chịu sức ép từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc chi tiêu nhiều hơn.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte đề xuất tăng mạnh ngân sách quốc phòng, đáp ứng lời kêu gọi từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và phản ứng trước căng thẳng an ninh leo thang tại Ukraine.
Hơn một nửa số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang đề nghị kích hoạt một điều khoản khẩn cấp nhằm cho phép tăng đầu tư quốc phòng vượt mức giới hạn ngân sách chung, trong bối cảnh các nước đẩy mạnh tái vũ trang trước những thách thức an ninh ngày càng gia tăng.
Chính phủ Italy công khai cam kết sẽ nâng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP vào cuối năm 2025 để đáp ứng yêu cầu của NATO. Tuy nhiên, nội bộ Rome lại tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của kế hoạch này, trong bối cảnh áp lực gia tăng từ cả Washington và Brussels.
Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent Van Peteghem ngày 16/4 cảnh báo rằng việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng có nguy cơ dẫn đến các biện pháp thắt chặt phúc lợi xã hội, trong bối cảnh chính phủ nước này vừa thông qua kế hoạch phân bổ 2% GDP cho lĩnh vực quốc phòng theo tiêu chuẩn NATO.
Ngày 16/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi Tây Ban Nha tăng chi tiêu quốc phòng nhằm đáp ứng nghĩa vụ trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời bày tỏ quan ngại về chính sách thuế kỹ thuật số của nước này.
Chính quyền Trump tiếp tục tập trung vào chính sách thương mại cứng rắn và yêu cầu đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia Đông Á trong việc cân bằng lợi ích kinh tế và an ninh.
Ngày 26/3, theo tờ Politico, các quốc gia Nam Âu, trong đó có Italia, Tây Ban Nha, đang phản đối kế hoạch vay 150 tỷ euro do Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất nhằm thúc đẩy chi tiêu quốc phòng và tăng cường năng lực tự chủ quân sự của Liên minh châu Âu (EU).
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 21/3, Hội đồng Liên bang Đức đã nhất trí thông qua luật sửa đổi Luật Cơ bản (Hiến pháp Đức) theo đề nghị của Quốc hội Liên bang, qua đó nới lỏng quy định phanh nợ nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và đầu tư cho phát triển.
Sau Litva, một quốc gia khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng ở khu vực Baltic là Estonia đã đồng ý tăng chi tiêu quốc phòng vào năm 2026 lên ít nhất 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong phiên giao dịch 14/3, đồng euro tăng giá sau khi các đảng ở Đức đạt được thỏa thuận tài khóa - thỏa thuận dự kiến sẽ thúc đẩy chi tiêu quốc phòng và phục hồi tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Ngày 11/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã kêu gọi tăng mạnh chi tiêu quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU).
Bản tin nóng thế giới sáng 11/3/2025 có những nội dung sau đây: - Quan chức Mỹ đánh giá tích cực về bức thư xin lỗi của Tổng thống Ukraine; - Đặc phái viên Tổng thống Mỹ dự kiến gặp Tổng thống Liên bang Nga tại Moskva; - EU thảo luận cách thức tăng chi tiêu quốc phòng; - Trung Quốc phản ứng gay gắt trước khả năng Mỹ cấm sử dụng DeepSeek.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), nhập khẩu vũ khí của châu Âu đã tăng vọt 155% trong giai đoạn 2020-2024. Nguyên nhân chính là do xung đột Nga - Ukraine, khiến các quốc gia châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng.
Điện Kremlin ngày 7/3 khẳng định Nga có thể cần đáp trả kế hoạch "quân sự hóa" của Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh trước đó một ngày giới lãnh đạo châu Âu đã nhất trí về kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng và tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ ‘sẽ không bảo vệ’ các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng nhằm củng cố an ninh, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ám chỉ rằng châu Âu có thể phải tự lo liệu việc phòng thủ của mình.