Những năm gần đây, giá hồ tiêu liên tục giảm sâu, nhiều diện tích bị nhiễm bệnh, chết nhanh, chết chậm khiến đời sống của người trồng tiêu ở Phú Yên gặp khó khăn, tại nhiều địa phương nông dân đang có xu hướng phá bỏ loại cây trồng này.
Từ đầu năm 2018 đến nay, diện tích cây hồ tiêu ở Bình Phước bị bệnh chết nhanh có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, huyện Bù Gia Mập và Bù Đốp đã xuất hiện tình trạng tiêu chết hàng loạt, mất trắng với diện tích lớn.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện có 264 ha tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có trên 1.100 ha tiêu bị nhiễm bệnh; trong đó, bệnh tuyến trùng là hơn 891 ha, bệnh chết chậm trên 119 ha, bệnh chết nhanh 113 ha.
Theo Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, hiện trên địa bàn tỉnh, bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu diễn biến khá phức tạp , ước tính thiệt hại của người dân lên đến 10 tỷ đồng.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành… có hơn 80 ha hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm, tăng hơn 20 ha so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian qua, nông dân tỉnh Quảng Trị lao đao bởi bệnh chết nhanh gây hại trên cây hồ tiêu, trong đó, nhiều diện tích chết rụi hoàn toàn.
Cách đây vài năm, các hộ trồng hồ tiêu ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã tìm và mua giống hồ tiêu ghép với gốc tiêu dại, về trồng trên vùng đất mà trước đó đã trồng các giống hồ tiêu khác nhưng bị bệnh chết nhanh.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai vừa cho biết, toàn tỉnh có hơn 600 ha tiêu ở giai đoạn kinh doanh đang bị bệnh "chết nhanh, chết chậm".