Bel Albatros, một công ty tại Brussels (Bỉ), đang tiên phong trong việc biến rác thải nhựa thành nguyên liệu tái chế để sản xuất các vật dụng mới.
Một công ty tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có tên Reloop đang thu gom rác thải thực phẩm từ nhà bếp của khách sạn ở Dubai và biến nó thành phân bón.
Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã đi vào vận hành 5 lò đốt, với công suất tiếp nhận và xử lý từ 4.000 đến 5.000 tấn/ngày, công suất phát điện là 90MW. Việc này đã và đang đóng góp tích cực vào công tác xử lý rác thải rắn sinh hoạt, giảm ô nhiễm môi trường và biến rác thải thành nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Khi tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cạn kiệt, rác thải được xem là một nguồn tài nguyên mà con người có thể tái chế, tái sử dụng. Để tiết kiệm tài nguyên, nhiều quốc gia đang tìm mọi cách biến rác thải của ngành này thành nguyên liệu đầu vào của ngành khác trong một vòng khép kín.
Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (CNC) đã và đang tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, biến rác thải thành tài nguyên.
Kinh tế tuần hoàn được hiểu là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành khác - được xem là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững, góp phần thực hiện các cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Phóng sự “Kinh tế tuần hoàn - Lời giải cho phát triển bền vững” do Tin tức TV thực hiện sẽ giúp quý vị hiểu hơn về vấn đề này.
Trong thế giới công nghệ không ngừng cải tiến, thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều đồng nghĩa rằng những rác thải điện tử cũng đang chồng chất. Có rất nhiều ý tưởng tái chế những rác thải này, một trong số đó đến từ đất nước Kenya xa xôi, nơi sáng tạo công nghệ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Đông Nam Á muốn tạo ra nhiều cơ sở biến rác thải thành năng lượng và các công ty châu Âu đang háo hức với tiềm năng của thị trường này.
Nhờ số tiền kiếm được từ mô mình “Biến rác thải nhựa thành tiền”, được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp đã hỗ trợ gần 1.850 suất học bổng cho học sinh nghèo; tặng hơn 450 phần quà, 150 thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ sửa chữa 2 ngôi nhà… cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, tổng trị giá trên 1,4 tỷ đồng.
Từ can nhựa phế thải đến dây và ván gỗ, ban nhạc FungIstanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ đang mang đến một làn gió mới cho cuộc sống bằng cách biến chúng thành các loại nhạc cụ. Ban nhạc hy vọng sẽ thúc đẩy việc tái chế thông qua âm nhạc.
Một nhà khoa học tại Kenya đã có sáng kiến độc đáo giải quyết rác thải nhựa tại nước này, đó là biến chúng thành gạch xây nhà.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra cách thức để biến rác thải thực phẩm như vỏ chuối, lá rau cải… thành vật liệu xây dựng.
Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp biến đổi rác thải nhựa trở thành những nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu cho máy bay trong chưa đầy 1 giờ.
Ấu trùng giòi của ruồi lính đen - thường dùng làm thức ăn chăn nuôi và phân bón - đã trở nên "có giá" hơn nhờ phương pháp chiết xuất chất sinh học của trang trại Insectta tại Singapore.
Từ ý tưởng biến rác thải thành đồ dùng học tập, giúp học sinh tích luỹ kiến thức dễ dàng hơn, thầy Nguyễn Hữu Quyết, giáo viên trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) đã thành công với đề tài “Tái chế rác thải thành đồ dùng dạy học cho học sinh phổ thông”.
Ngày 21/7, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut B. Pandjaitan đã khánh thành nhà máy sản xuất nhiên liệu từ rác thải (RDF) tại huyện Cilacap, tỉnh Trung Java.
Từ phế phẩm là các loại cúc áo sản xuất lỗi, hạt cườm nhựa, bìa giấy…chàng trai 9X ở TP Hồ Chí Minh đã làm ra những bức tranh cổ động có nội dung tuyên truyền về phòng chống dịch COVID-19.
16 tác phẩm sắp đặt từ nguyên vật liệu tái chế đã biến một đoạn đường khu vực phường Phúc Tân ven sông Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thành không gian nghệ thuật đương đại, với những câu chuyện kể về Thăng Long - Kẻ Chợ.
Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn nguồn tin Đại học Ben-Gurion (BGU) cho biết các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một cách thức mới để sản xuất nhiên liệu khí đốt từ rác thải hữu cơ bằng biện pháp xử lý nhiệt.
Hội Phụ nữ xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đang triển khai hiệu quả mô hình “Biến rác thải thành thẻ Bảo hiểm y tế” tặng các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên đau ốm trên địa bàn.