Nga hồi sinh cối tự hành “Hoa Tulip” mạnh nhất thế giới

Các đơn vị pháo binh thuộc Quân khu Miền Đông (Nga) đã được trang bị hàng chục khẩu cối tự hành 2S4 Tulipan (Hoa Tulip) được thiết kế hủy diệt các công trình công sự kiên cố.

Loại vũ khí hiệu quả, gây kinh hãi cho đối phương này giờ được tái trang bị trở lại, sau quãng thời gian 10 năm vắng bóng. Cối tự hành 2S4 từng bị loại khỏi phiên chế chính thức, chỉ còn khoảng 430 khẩu, chủ yếu nằm ở trạng thái “cất kho” trong các căn cứ. Bất chấp thực tế đó, không có bất kì nghi ngờ nào về tính hiệu quả của 2S4 trong hơn 43 năm kể từ khi xuất hiện lần đầu trong quân đội Liên Xô năm 1971. Nó được xem là cối tự hành mạnh nhất trên thế giới (cỡ nòng 240mm), vượt xa các “đối thủ” của loại của phương Tây (thường dưới 120mm). 

Pháo tự hành 2S4 Tulipan. Ảnh: TASS

2S4 Tulipan được thiết kế để có thể phá hủy các công trình quân sự kiên cố của đối phương thậm chí là các tòa nhà cao tầng, trung tâm chỉ huy, trận địa pháo hay tổ hợp tên lửa hay một số mục tiêu khác không thể tiếp cận bằng các loại pháo thông thường. Loại cối tự hành này có thể bắn được rất nhiều loại đạn khác nhau, từ đạn nổ thông thường, bom cháy, bom điều khiển, bom chùm… cho tới bom hạt nhân chiến thuật. Nhiều loại có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 20km. Loại đạn mới nhất hiện nay là “mìn điều khiển” 1K113 “Smelchak”. Loại mìn định hướng này được bắn đi như các loại đạn thông thường khác, nhưng có đặc điểm là đầu đạn được lắp hệ thống quang học tự dẫn đường, kết hợp với đó là chế độ chỉ định mục tiêu bằng tia laser ở giai đoạn cuối sát mục tiêu. Mìn Smelchak có khối lượng lên đến 134 kg. 

Một quả đạn do 2S4 phóng ra có độ sát thương trong một khu vực có diện tích rộng bằng 4 sân bóng đá và hủy hoại toàn bộ mục tiêu bắn trúng. Đặc tính nổi bất của “Hoa Tulip” chính là khả năng khai hỏa ở góc tà tối đa để đường đạn có thể bay theo phương gần như thẳng đứng, cho phép kíp chiến đấu điều khiển hỏa lực theo quỹ đạo chính xác, có hiệu quả ngang với bom thông minh. Cỗ máy 2S4 có khối lượng lên đến 30 tấn, kíp vận hành xe gồm 5 người, không cần quá nhiều các động tác vận hành bằng tay. Được thiết kế dựa trên xe khung gầm xe bánh xích GTZ, pháo lựu này có khả năng cơ động nhanh, có thể di chuyển vị trí ngay sau loạt bắn nhằm vào mục tiêu.

Những đặc tính này giúp cho “Hoa Tulip” trở thành loại vũ khí thích hợp trong các chiến dịch quân sự tác chiến ở địa hình đô thị, công phá các công trình kiên cố của đối phương. Loại trọng pháo từng được quân đội Liên Xô sử dụng trong cuộc chiến ở Afghanistan. Tại đây, 2S4 đã phá hủy hàng loạt các hầm ngầm của quân thánh chiến Mujahideen được đào sâu trong các sườn núi mà các loại hỏa lực khác phải bó tay. Pháo hạng nặng này cũng từng tham chiến trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất (1994-1996), hủy diệt các công sự, mục tiêu kiên cố của quân ly khai, trong đó nổi nhất là cụm mục tiêu tại nhà máy lọc dầu Grozny.

Việc “Hoa Tulip” được tái phiên chế chính thức trong quân đội Nga là xuất phát từ yêu cầu kế hoạch mới được công bố, gia tăng số lượng các đơn vị pháo binh theo hướng hiện đại. Số này đang được sắp xếp, lập mới, nhưng tạm thời được trang bị các loại pháo cũ, chờ cho đến khi hệ thống pháo tự hành đời mới Koalitsiya được hoàn tất và phiên chế hàng loạt. Đó là lý do để pháo tự hành mạnh nhất thế giới “Hoa Tulip” có cơ hội hồi sinh trong quân đội Nga. 
Hoài Thanh (Theo RBTH)
"Mưa tử thần" từ pháo phản lực
"Mưa tử thần" từ pháo phản lực

Pháo phản lực được mệnh danh là một trong những loại hình vũ khí có sức mạnh chết chóc nhất thế giới. Dưới đây là đoạn video về trận "mưa tử thần" từ loại pháo này:

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN