Quảng Trị - Điểm hẹn của lòng nhân ái: Kỳ II: Họ về trong vòng tay sông Thạch Hãn

Cuộc gặp gỡ đầy cảm động cùa hai nhân vật trog bức ảnh của nhà báo Chu Chí Thành sau 45 năm, tại đúng vùng đất lịch sử...

Hai người lính sau 45 năm gặp nhau tại tuyến giáp ranh năm xưa ở thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, mùa xuân 2018. Ảnh: Chu Chí Thành.

Sáng 25/1/2018, chúng tôi đón người lính Sài Gòn năm xưa tại sân bay Phú bài, Huế.  Nhà báo Dương Phương Vinh, báo Tiền phong chủ động nói với tôi và mấy bạn quay phim của VTV và của Quảng Trị: 


- Các anh đứng ở cầu thang đầu, em đứng ở cầu thang cuối máy bay.  Khi nào thấy anh Nghĩa thì gọi nhé. 


Lác đác khách xuống, tôi chăm chú xem có thấy Nghĩa không. Thú thc cũng hơi lăn tăn, liệu mình có nhận ra cậu ấy ngay không. 45 năm rồi còn gì, người ta thay đổi khác lúc trẻ là cái chắc... 


Bỗng nghe thấy tiếng cô Vinh reo lên: 


- Ơ, anh Nghĩa đây rồi. 


Thế là chúng tôi rảo bước đến cầu thang cuối. Một người tầm thước đeo kính đang bước xuống từng bậc, Cô Vinh vẫy tay, ông Nghĩa vẫy tay đáp lại, với nụ cười tươi rói. Hai người nhận ra nhau ngay, vì mấy tháng trước, Dương Phương Vinh đã tới tận nhà ông Nghĩa thăm hỏi, chụp ảnh và viết một hơi 4 bài báo. Thỉnh thoảng họ gọi điện cho nhau lo chỗ làm việc cho cháu Nhân. Cô Vinh đã trở thành người thân trong gia đình ông Nghĩa. Lúc này Vinh nhường tôi gặp Nghĩa trước


Tôi bước tới gần chân cầu thang máy bay, Nghĩa đã nhận ra tôi. Chúng tôi ôm nhau, tay nắm chặt tay. Nghĩa xiết chặt tay tôi, cái xiết tay ấm áp của ông truyền sang tôi một cảm xúc thân thương khó tả. Tay chúng tôi không rời nhau, cứ thế bước từ sân ga vào trong nhà ga. Không phải đợi lấy hành lý, chúng tôi ra ô tô ngay. Sau bữa cơm trưa ở Huế, cả đoàn trở về Đông Hà. 


Xế chiều hôm đó, chúng tôi đến thăm nhà bà Chiến ở xã Triệu Tài. Bà là du kích, đội mũ tai bèo đứng ở phía trái ảnh cạnh o Chính, bí thư xã, người bắt tay anh lính Cộng hòa Bùi Trọng Nghĩa. Thực ra đến hôm ấy chúng tôi mới biết tên nhau. Đối với Nghĩa đây là cuộc gặp bất ngờ, ông cùng chúng tôi được nghe bà Chiến kể lại chuyện gia đình, họ hàng, nửa làm cách mạng, nửa theo quốc gia. Bố đẻ bà bị chính quyền Sài Gòn giết. Các ông anh họ có chân trong chính quyền bên kia, nhưng cũng không cứu được. 


Điều éo le đó nhiều gia đình trong Nam, kể cả gia đình Nghĩa cũng đã trải qua. Rồi bất ngờ hơn, vì người mà Nghĩa bắt tay thuở thiếu thời, theo bà Chiến kể, thì giờ đây không còn nữa. Trong khi đó tấm ảnh người con gái mảnh mai nắm tay ông vẫn trong trẻo như pha lê, vẫn mỉm cười trước mắt ông. 


Nghĩa chầm chậm ký tên vào lề ảnh làm kỷ niệm cho bà Chiến, và dường như ông không dám nhìn lâu hình ảnh hai cô du kích trẻ trung ấy, và lúc này cũng ít hỏi chuyện bà Chiến. Dường như có gì đó khó nói và hơn cả nỗi buồn phảng phất quanh câu chuyện của bà Chiến. Hình ảnh bàn tay o Chính trong tay Nghĩa còn đây, lúc ấy có ý nghĩa gì, và giờ đây có ý nghĩa gì? Ông bâng khuâng chia tay bà Chiến, lặng lẽ lên xe. Hình như trong bóng hoàng hôn, nỗi buồn chiến tranh lại trỗi dậy trong ông. 

Ông Bùi Trọng Nghĩa ký tên vào bức ánh Tay bắt mặt mừng ngay trên nền cát, nơi xưa là chốt giáp ranh, để kỷ niệm cho ông Nguyễn Huy Tạo (Long Quang, Triệu Trạch, Quảng Trị, mùa xuân 2018). Ảnh: Chu Chí Thành.


Nhớ lại cảnh tháo chạy ở Đà Nẵng 


Tôi và Nghĩa nghỉ cùng phòng, tối đến, chúng tôi mới có thời giờ nói chuyện với nhau. Ông kể: Đơn vị Thủy quân lục chiến của ông đóng ở Quảng Trị từ ngày đình chiến, sang đầu năm 1975, Quảng Trị thất thủ, họ rút chạy về Đà Nẵng, cố thủ tại Mỹ Khê. 


Lúc ấy, Đà Nẵng trở thành sào huyệt của Vùng Một chiến thuật dưới sự chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh vùng. Cùng với Thủy quân Lục chiến, nơi đây còn có các lực lượng khác như Lính dù, Bộ binh, Tăng thiết giáp, Địa phương quân... xem ra rất hùng hậu đủ sức chống lại sự tấn công của Quân Giải phóng. Bên cạnh Tướng Ngô Quang Trưởng còn có các Tướng nổi danh như Bùi Thế Lân, Tư lệnh Thủy quân lục chiến, Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 (Vùng Miền Trung)... Ông Ngô Quang Trưởng có vẻ tự tin, từng công khai lên tiếng với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng tá thề sẽ tử thủ với Đà Nẵng. 


Ấy vậy mà với sức tấn công vũ bão của Quân Giải phóng từ Bắc đèo Hải Vân vào, từ Tây Nguyên xuống, và từ Quảng Tín ra, quân lính Việt Nam Cộng hòa cứ lần lượt tan vỡ. Lúc đó đơn vị của Bùi Trọng Nghĩa đóng ở cảng Mỹ Khê. Ông được chứng kiến cảnh tháo chạy hỗn loạn của những người lính Sài Gòn, cảnh chen lấn liều mạng của nhiều người dân. Loa gọi cho từng đơn vị, từng tốp dân lên tàu, nhưng nào ai có nghe. Thuyền trưởng phải ra lệnh thả thang dây cho mọi người leo lên. Nhưng nhiều người đâu có là Thủy quân mà biết leo thang dây. Có người yếu đuối, run rẩy tuột tay, tuột chân rơi xuống biển bị sóng đánh chìm, cuốn đi. Ngay tại Mỹ Khê, thiết xa vận được lệnh ngăn không cho Thủy quân Lục chiến, và Bộ binh ồ ạt lên tầu, mà họ cũng không dừng lại, đến nỗi xích sắt nghiền lên vô số người. Khủng khiếp, quá khủng khiếp, chưa bao giờ Bùi Trọng Nghĩa thấy cảnh hỗn loạn như vậy. 


Đơn vị Nghĩa chấp hành lệnh ém quân, họ thế thủ, hoang mang, không biết số phận ra sao. Được thoát lên tầu, hay bị bỏ rơi vào tay Quân Giải phóng? Không chạy đi đâu được nữa, cuối cùng cả đơn vị của Nghĩa ra đầu hàng. Đấy là lúc Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. 


Sau đó Nghĩa phải đi vào trại học tập chính sách 4 tháng. Là lính mà, không phải giam giữ lâu. Cầm tờ giấy giới thiệu của trại về địa phương, Nghĩa biết mình có cuộc sống mới từ giải phóng Sài Gòn. Năm ấy Nghĩa còn trẻ lắm, mới 21, 22 tuổi, nhưng chẳng có nghề gì trong tay. Để mưu sinh thì việc gì cũng phải làm, nhưng Nghĩa có lòng tự trọng, không bao giờ làm những việc phi pháp, việc làm lâu nhất là chở xe ôm. 


Về chuyện riêng tư thì người lính bảnh trai này cũng không xuôi chèo mát mái. Người vợ đầu được hai cô con gái, các con đã lập gia thất. Người vợ hai đưc cậu con trai tên là Bùi Trọng Nhân, nay đã 25, 26 tuổi chưa có gia đình riêng. Mẹ của Nhân bị bệnh sau khi sinh ra Nhân, từ đó trở đi mất khả năng lao động. Cuộc sống gia đình trước trông vào bố, nay trông vào con. Nghĩa tưởng mình như vậy là khổ cực lắm rồi, nhưng hôm nay gặp lại o du kích Chiến và biết thêm các o du kích năm xưa, thấy họ cũng vất vả không kém. 


Ngôi nhà của bà Chiến cũng đơn sơ như nhiều ngôi nhà nông dân quanh vùng. Còn sức khỏe của bà cũng chẳng hơn bà Xuân vợ ông là bao. Xem ra sự mặc cảm về thân phận trong con người ông có phần vơi đi. Chia tay bà Chiến, ông lặng lẽ lên xe. Tôi hỏi, còn 4 lính Cộng hòa trong ảnh, Nghĩa có nhớ tên, có biết họ đang sông ở đâu không? Ông lắc đầu, sau năm 1975, đơn vị cũ tan tác, mỗi người mt phương, chẳng có liên lạc, không biết họ sống chết ra sao. 


Về phòng ngủ, ông trở nên trầm tư hơn. Nhưng cũng lạ lùng, tối hôm ấy, ông lại ngủ được, một giấc ngủ ngon trên đất Quảng Trị bình yên. Còn nhiều năm qua, như ông kể, đêm, đêm ông ít ngủ, cư dân quanh hẻm đi đâu vắng, nói ông trông nhà giùm là họ yên tâm. 

Ông Nguyễn Huy Tạo ký tên vào bức ảnh Hai người lính ngay trên nền cát, nơi xưa là chốt giáp ranh, để kỷ niệm cho ông Bùi Trọng Nghĩa (Long Quang, Triệu Trạch, Quảng Trị, mùa xuân 2018). Ảnh Chu Chí Thành.


Trở lại Long Quang, Thành Cổ 


Sáng 26/1, Nguyễn Huy Tạo mới đến Quảng Tr, chậm một hôm so với chúng tôi, do ông có buổi lễ đưa chân linh mẹ lên chùa. Tối 25 ông cùng Đại tá Trần Long, thủ trưởng cũ của đơn vị thời chinh chiến ở Quảng Trị lên tàu từ Hà Nội vào.


Khoảng 4 giờ sáng ngày 26/1, ông Nghĩa và tôi ra ga Đông Hà đón hai người. Cô Vinh bị lỡ không ra ga, tôi trở thành người giới thiệu họ với nhau. Đây là giờ phút đầu tiên sau 45 năm Hai người linh nhìn thấy nhau. Lúc đầu bắt tay nhau dưới ánh đèn nhà ga họ còn ngờ ngợ, sau khi lên xe về khách sạn, nói chuyện đôi câu thì nhận ra nhau ngay, bởi họ đều có chung kỷ niệm của những ngày hòa hợp đầu tiên. 


Ngay buổi sáng hôm đó, chúng tôi ba người của thuở xa xưa đã trở lại chốt Long Quang. Nơi đây những năm ấy, máy bay B52 dội bom nhiều lần, pháo kích hai bên chà đi sát lai, cây cối bị phạt trụi, lâu ngày hoang hóa đầy cỏ dại lòa xòa mặt đất. Còn hôm nay là những vạt cây đước, cây dương, cây si nối tiếp nhau thành cánh rừng non tít tắp. Đi cùng chúng tôi có ông Phan Tư Kỳ Xã đội trưởng du kích và ông Lê Quốc Thạnh cũng là du kích những năm 1972, 1973. Đến nơi, ông Tạo đi trước, ngó nghiêng nhận diện khu vực, định vị nơi đóng quân, chỉ cho những người đi cùng chỗ phân chia ranh giới. Rồi ông vui mừng reo lên “Đúng đây rồi!”. 


Các nhà báo, nhiếp ảnh, quay phim đến tận nơi này đều muốn nghe và tận mắt thấy Hai người lính ôn lại cái không khí đặc biệt, cái tình huống hiếm hoi ngày hòa bình đầu tiên ấy mà họ đã hồn nhiên bá vai nhau. Dân truyền thông muốn có hình ảnh hôm nay tương tự như ngày trước của Hai người lính để câu chuyện khép tròn có hậu. Còn tôi thì hơi khác một chút, tôi muốn một lần nữa kiểm chứng xem có đúng là họ không, có gì giống xưa và có gì khác xưa...


Vì đã từng có sự nhầm lẫn, nên tôi phải cẩn thận. Thấy hai ông Tạo và Nghĩa hào hứng nắm tay nhau, bá vai nhau hòa vui với những người đi cùng, thế là tôi bấm máy. Tiếng máy chờ đợi sau 45 năm của tôi đã vang lên rất nhẹ. Khuôn hình hai cựu binh ấy đưc thu vào ống kính tự nhiên, dung dị như chính họ. Đặc biệt độ mở giữa ngón tay cái và ngón liền kề bên tay trái của Nguyễn Huy Tạo đặt trên vai Bùi Trọng Nghĩa vẫn y ht như trong ảnh cũ, nó mở ra một kẽ rộng, không trệu một ly. 


Tuy họ đã già đi, nhưng ánh mắt, nụ cười của Hai người lính ấy vẫn còn trong trẻo như ngày nào. Tôi rất thú vị với kết quả không ngờ này. Nhiếp ảnh, vâng! Nhiếp ảnh chuẩn xác tới từng chi tiết đã khiến tôi yên tâm. Tôi thầm cảm ơn nhiếp ảnh - người bạn trung thực đã giúp tôi khảng định được Hai người lính ngày nào. 


Chiều tối hôm đó, cả ba chúng tôi được đến Đài tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh, liền sau đó tham dự chương trình kỷ niệm mang tên “Khúc ca hòa bình” tại Quảng trường Giải phóng. 


Ba người chúng tôi được mời lên sân khấu giao lưu để Truyền hình Quảng Trị và Truyền hình khu vực Miền Trung VTV8 phỏng vấn, phát sóng trực tiếp qua 10 đài nữa, trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lúc giao lưu chúng tôi không giấu nổi niềm xúc động nhớ tới một thời máu lửa oanh liệt, nhớ tới đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường. 


Tôi nhắc tới bạn tôi, nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng đã buông tay máy tại Hải Lăng vào ngày giải phóng Quảng Trị 1/5/1972 . Mười phút hiếm hoi trên làn sóng tối hôm ấy lại một lần nữa ngoài ước mong của chúng tôi. Không ngờ ba người trẻ tui hồn nhiên năm xưa từng bước ra từ ba tọa độ lửa khác nhau lại có chung một phúc phận như vậy!


Bút ký của Chu Chí Thành
Mặt trận Quảng Trị - Bài 2: Đánh địch từ thành thị đến nông thôn
Mặt trận Quảng Trị - Bài 2: Đánh địch từ thành thị đến nông thôn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 ở tỉnh Quảng Trị, nhiệm vụ đánh địch ở Đường 9 - Khe Sanh chủ yếu là do bộ đội chủ lực đảm nhiệm; còn đánh địch trong thị xã Quảng Trị - trung tâm tỉnh lỵ của ngụy quyền Sài Gòn lúc bấy giờ và vùng ven, lại có sự phối hợp chặt chẽ của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và quần chúng nhân dân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN