Hà Nội sắp cưỡng chế GPMB nhà cuối cùng trên đường Bưởi

UBND quận Ba Đình (Hà Nội) ngày 8/4 đã cung cấp thông tin tới báo chí về quyết định cưỡng chế giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với hộ ông Phạm Văn Cường, trú tại số nhà 650 đường Bưởi để phục vụ thi công, hoàn thiện dự án đường vành đai 2, đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy.

Một đoạn đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, để thực hiện dự án xây dựng tuyến đường vành đai 2, đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy trên địa bàn, quận Ba Đình phải giải phóng mặt bằng liên quan đến 489 hộ dân với diện tích trên 15.000 m2. 

Từ năm 2012, UBND quận Ba Đình đã tổ chức tuyên truyền, vận động đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, đúng pháp luật, minh bạch và đảm bảo lợi ích cho các hộ dân. Đến nay, đã có 488/489 hộ dân đồng ý với phương án bồi thường và bàn giao mặt bằng để phục vụ công tác thi công. Ngày 17/2/2016, dự án vành đai 2 đã được thông xe cơ bản và đơn vị thi công đang tiếp tục khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại.

Hộ dân duy nhất trên địa bàn chưa bàn giao mặt bằng là hộ ông Phạm Văn Cường, trú tại số nhà 650 đường Bưởi. Mặc dù, UBND quận Ba Đình đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích chính sách, pháp luật và có phương án bồi thường đảm bảo lợi ích cho người dân như bồi thường cho việc thu hồi 72,9 m2 đất là 3 tỷ 450 triệu; hỗ trợ một căn hộ tái định cư tại tòa nhà CT1, với diện tích 74,68m2. Đồng thời, UBND quận cũng hỗ trợ toàn bộ chi phí di dời vật dụng, tài sản của gia đình để thực hiện việc bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, hộ gia đình ông Phạm Văn Cường vẫn không chấp hành quyết định thu hồi, giải phóng mặt bằng.

Do đó, tháng 1/2016 UBND quận Ba Đình đã ra quyết định cưỡng chế đối với ngôi nhà ở số 650 đường Bưởi. Theo quyết định này, ngày 13/4/2016, UBND quận Ba Đình sẽ tổ chức cưỡng chế và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, đảm bảo hoàn thành toàn bộ dự án vành đai 2 trước ngày 30/4/2016.

PV (TTXVN)
Hà Nội nhập sai nhiều nhất dữ liệu định danh cá nhân
Hà Nội nhập sai nhiều nhất dữ liệu định danh cá nhân

“Có một điều đáng ngạc nhiên trong việc nhập dữ liệu là Hà Nội sai sót nhiều nhất với hơn 300 trường hợp và có nhiều trường hợp thậm chí phải hủy số định danh cá nhân. Trong khi đó, công chức ở huyện Quế Phong, Nghệ An, một huyện dân tộc giáp Lào chỉ có 2 trường hợp sai sót”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN