Xoay trục về châu Á vẫn là trọng tâm trong chính sách của Mỹ

Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chính sách ngoại giao mới, nhưng nước này vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo quyền lợi của Mỹ cũng như của các đồng minh.

Tham tán chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại Australia, ông John Hennessey-Niland ngày 30/1 đã phát biểu trong cuộc thảo luận về quan hệ chiến lược Mỹ-Nhật Bản-Australia diễn ra tại Canberra rằng mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chính sách ngoại giao mới, nhưng nước này vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo quyền lợi của Mỹ cũng như của các đồng minh. 

Máy bay thuộc hai phi đoàn Carrier Air Wing 5 và Carrier Air Wing 9 cùng tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ tập trận trong vùng biển Philippines ngày 18/06/2016. Ảnh: Reuters/US Navy

Trong bài phát biểu, ông Hennessey-Niland nói rằng chính sách có thể thay đổi nhưng quyền lợi của Mỹ và đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ không đổi, hứa hẹn những cuộc tập trận chung và mức độ chia sẻ thông tin sẽ gia tăng. 

Trong lúc vận động tranh cử, Tổng thống Trump từng nói rằng những quốc gia châu Á phải tự bảo vệ an ninh quốc phòng thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ, đồng thời cũng chỉ trích Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một tổ chức lỗi thời. Tuy nhiên, khi đón Thủ Tướng Anh Theresa May hôm 27/1 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump lại cho biết ông ủng hộ NATO 100%. Dựa vào sự kiện đó, bà Amy Searights, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á của Chính phủ Barack Obama cho rằng không nên quá chú trọng đến những gì Tổng thống Trump nói lúc vận động tranh cử, bằng chứng là tháng 2, tân Tổng thống Mỹ sẽ đón Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe để bàn thảo về quan hệ đồng minh chiến lược. 

Bà Amy Searights cũng nhắc lại tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa Mỹ với Nhật Bản và Australia trong chiến lược xoay trục về châu Á mà cựu Tổng thống Obama thực hiện. Cũng theo bà Searight, Tổng thống Trump có kế hoạch giúp Hải quân Mỹ tăng số tàu chiến từ 270 chiếc lên 350 chiếc, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ đưa thêm tàu chiến vào hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương và tại Biển Đông.
TTXVN/Tin tức
Mỹ sẽ tiếp nhận người tị nạn trên đảo ở Thái Bình Dương
Mỹ sẽ tiếp nhận người tị nạn trên đảo ở Thái Bình Dương

Mỹ vẫn sẽ tiếp nhận người tị nạn đang tạm thời lưu trú trên hai quốc đảo Nauru và Papua New Guinea ở Thái Bình Dương theo thỏa thuận giữa Australia và chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama .

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN