Phó Giáo sư Jeffrey W. Hornung tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu (Mỹ) bình luận trên trang mạng National Interest về nguy cơ một sai lầm dù là nhỏ nhất cũng có thể đẩy căng thẳng Trung - Nhật vượt khỏi tầm kiểm soát.Theo bài báo, năm 2001, một máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc đã va chạm với máy bay trinh sát EP-3 của hải quân Mỹ
ngoài khơi bờ biển của đảo Hải Nam, Trung Quốc. Phi công Trung Quốc bị thiệt mạng và phi công của EP-3 bị bắt giữ và bị các quan chức Trung Quốc thẩm vấn, sau đ
ó phải nhờ vào các giải pháp ngoại giao mới chấm dứt được tình trạng đối đầu trong vụ việc trên. Nhưng đó là đối với nước Mỹ.
Còn đối với Trung Quốc, họ không muốn bị coi là đang yếu đi trong mắt đối thủ của mình đó là Nhật Bản. Trung Quốc có tham vọng không muốn từ bỏ bất kỳ mảnh đất nào mình tuyên bố chủ quyền, do đó, thật khó có thể hình dung một kịch bản ở Biển Hoa Đông với cái kết tốt đẹp nếu một phi công Trung Quốc bị thiệt mạng trong vụ va chạm với máy bay Nhật Bản và những quân nhân Nhật Bản bị bắt giữ. Với sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc và quá khứ "hận thù"
từ phía Trung Quốc, kết hợp với việc lãnh đạo Nhật Bản sẵn sàng có những hành động cứng rắn với Trung Quốc, nếu có bất kỳ một sai lầm nào dù là nhỏ nhất thì tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Đã đến lúc Bắc Kinh và Tokyo cần phải thức tỉnh và hành động. Tranh chấp đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và những vấn đề liên quan tới các tài nguyên thiên nhiên cũng như hành vi được cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền vùng trời sẽ khó có thể được giải quyết một sớm một chiều, do đó vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sự bùng phát xung đột giữa hai nước. Tuy nhiên, do tình hình đang ngày càng trở nên nguy hiểm, nên Bắc Kinh và Tokyo phải hành động ngay để kiểm soát không để xảy ra xung đột.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku có nguy cơ vượt tầm kiểm soát. |
Kiểm soát tình hình có nghĩa là phải giải quyết một loạt vấn đề. Để thiết lập những quy tắc rõ ràng nhằm giảm nguy cơ xảy ra những va chạm không mong muốn,
hai bên nên ký một thỏa thuận về “các sự cố trên biển” nhằm tạo ra sự tương tác và ngăn chặn những va chạm có thể làm leo thang xung đột. Tương tự như vậy, hai nước nên tạo ra một cơ chế trao đổi thông tin trên biển có vai trò như một đường dây nóng giữa các lực lượng hải quân
. Những thỏa thuận giữa Nhật Bản với Nga được xem là hình mẫu
có giá trị trong vấn đề này.
Nếu những cơ chế song phương như vậy vẫn gặp khó khăn, cách giải quyết thay thế đó là một giải pháp đa quốc gia. Tại hội nghị hải quân khu vực Tây Thái Bình Dương được tổ chức mới đây ở Trung Quốc, các quốc gia tham dự, trong đó có cả Trung Quốc và Nhật Bản, đã thông qua một Bộ quy tắc cho những va chạm không mong muốn trên biển. Trong khi không có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý, một thỏa thuận kiểu như nghị định thư chuẩn hóa những thủ tục an toàn, trao đổi thông tin và những chỉ dẫn di chuyển cơ bản để tàu chiến và máy bay quân sự tránh khỏi các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển là rất cần thiết. Trung Quốc và Nhật Bản nên
ngồi vào bàn đàm phán để cùng
nhau giải quyết những vấn đề cụ thể.
Bất chấp mối quan hệ lạnh giá hiện nay, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có động cơ để hành động. Cả Tokyo và Bắc Kinh đều không muốn một cuộc xung đột xảy ra do lỗi kỹ thuật từ một cá nhân nào đó trong lực lượng vũ trang của họ. Nhật Bản quan ngại nghiêm trọng về chính sách khiêu khích "bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi mà an ninh và ổn định có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia của Nhật Bản. Theo Tokyo nhìn nhận, các nước ASEAN xung quanh Biển Đông yếu hơn nhiều so với Trung Quốc, do đó dễ bị tổn thương trước áp lực chính trị và quân sự của Trung Quốc.
Chính vì vậy, tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, Thủ tướng Abe đã tuyên bố rõ ràng rằng Nhật Bản sẽ ủng hộ tối đa nỗ lực của các nước ASEAN trong việc bảo đảm an ninh vùng biển, vùng trời, tự do hàng hải và tự do hàng không. Đây là lần đầu tiên một nước bên ngoài khu vực đề cập đến "an toàn hàng không" và "duy trì sự tự do của các chuyến bay" ở Biển Đông. Đề cập này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đơn phương tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và có những lo ngại rằng Trung Quốc sẽ thiết lập một ADIZ tương tự ở Biển Đông.
Nếu Tokyo và Bắc Kinh thất bại trong việc làm giảm căng thẳng và kiểm soát nguy cơ khủng hoảng thì tương lai sẽ có nhiều những chỉ trích kiểu như ở Đối thoại Shangri-La và những hành động khiêu khích
trong vùng biển Hoa Đông sẽ còn trở nền tồi tệ hơn, Phó giáo sư Hornung kết luận.
Công Thuận (Theo N.I)Xem kỳ 1: "Ăn miếng, trả miếng"