Ukraine trở thành “vựa lúa” lớn nhất của Trung Quốc

Trong khi Mỹ và phương Tây áp đặt cấm vận chống Nga, Trung Quốc đẩy mạnh đầu đầu tư ở Ukraine và trở thành “người chiến thắng cuối cùng” tại cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này.

Hơn một năm trôi qua, khi mà Nga và phương Tây còn bận rộn tung ra những đòn trả đũa lẫn nhau, thì Bắc Kinh vẫn ung dung hưởng lợi. Kể từ khi Crimea sáp nhập vào Nga (3/2014), giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine sang Trung Quốc tăng 50%. Đất nước “khủng hoảng” Ukraine hiện đã vượt Mỹ và trở thành nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất cho quốc gia đông dân nhất thế giới tính trong 6 tháng nửa đầu năm 2015, trong bối cảnh Nga nhập khẩu rất ít và châu Âu không cần đến lương thực từ Kiev. Giữa cơn khốn khó, các công ty, doanh nghiệp Ukraine thậm chí còn đưa ra những ưu đãi về giá, chiết khấu (có khi đến 50%) trước các đối tác Trung Quốc.

Ukraine hiện là nước cung cấp ngũ cốc lớn nhất cho Trung Quốc. Ảnh: AFP


Thế nhưng quan tâm của Bắc Kinh không chỉ dừng lại ở các mặt hàng nông sản: Trung Quốc nhắm đến thắt chặt hợp tác với Ukraine trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học, bất động sản. Hồi tháng 3/2015, Bắc Kinh đã bơm lượng vốn lên đến 15 tỉ USD vào thị trường bất động sản ở Ukraine, cùng với đó là nâng cao hợp tác kinh tế với ngành hàng không. Diễn đàn Khoa học Công nghệ Trung Quốc – Ukraine lần đầu tiên được tổ chức hôm 8/7 vừa qua, mà ở đó Bắc Kinh tuyên bố “hỗ trợ” Kiev phát triển công nghệ thông tin.

Không giống như Mỹ và châu Âu, Trung Quốc có xu hướng tách bạch hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các điều kiện ràng buộc và chính trị, như cách thức từng thực hiện ở châu Phi, Mỹ Latinh. Bắc Kinh không công khai bộc lộ rõ thái độ ủng hộ đối với bất kì bên nào trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhưng luôn nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của quốc gia Đông Âu này. Không chỉ là đối tác về nông nghiệp, công nghệ, Ukraine còn là nguồn cung cấp vũ khí chủ chốt cho Trung Quốc. Tàu sân bay duy nhất mà Bắc Kinh sở hữu hiện nay cũng có nguồn gốc từ Ukraine.

Hoài Thanh (Theo DW)
Ai đang hưởng lợi từ cuộc chiến cấm vận phương Tây-Nga?
Ai đang hưởng lợi từ cuộc chiến cấm vận phương Tây-Nga?

Mất mát của người này lại là thành công của người khác và trong thực tế sẽ có một số tập đoàn, quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến cấm vận lẫn nhau giữa phương Tây và Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN