Khi những chỉ trích quanh
đoạn băng năm 2005 ghi lại những lời lẽ xúc phạm phụ nữ của ông chưa kịp lắng
xuống thì ông lại liên tiếp bị hàng loạt phụ nữ đã tố cáo lạm dụng tình dục, bị
người ủng hộ rào rào đòi lại tiền, bị các tờ báo vùi dập tơi tả.
Dồn dập lời tố cáo
So
với những tố cáo mới xuất hiện thì đoạn băng năm 2005 chỉ là phần nổi của tảng
băng chìm. Tờ New York Post ngày 13/10 đưa tin 5 phụ nữ đã cáo buộc từng bị ông
Trump sờ mó, hôn hoặc liếc mắt đưa tình ngay sau khi ông này khẳng định chưa
từng sờ mó bất kỳ ai một cách không đứng đắn.
Bà
Jessica Leeds năm nay 74 tuổi tố cáo với New York Times: “Ông ta như con bạch
tuộc. Bàn tay ông ta sờ soạng khắp nơi” khi kể lại chuyện trên chuyến bay cách
đây 30 năm khi bị ông Trump vồ ngực và tìm cách luồn tay dưới váy.
Một
phụ nữ khác tên là Rachel Crooks kể với tờ Times rằng năm 2005, khi 22 tuổi, bà
làm việc ở Tháp Trump và có lần bắt tay với ông Trump rồi bị ông hôn thẳng vào
miệng.
Ông Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử ở Lakeland, Florida ngày 12/10. Ảnh: AFP/TTXVN |
Cây
bút Natasha Stoynoff của tạp chí People kể lại sự cố tháng 12/2005 khi gặp ông
Trump và vợ ông tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach để phỏng vấn. Khi vợ
ông ra ngoài, ông Trump đã dẫn cô vào phòng, ấn cô vào tường và liếm cổ cô.
Chưa
hết, cô Mindy McGillivray 36 tuổi tố với tờ Palm Beach Post rằng cũng bị ông
Trump sờ mông tại Mar-a-Lago cách đây 13 năm.
Rồi
cựu người đẹp Washington là Cassandra Searles tuyên bố trên Facebook là ông
Trump từng sờ mó cô và mời cô vào phòng khách sạn.
Trầm
trọng hơn, một thẩm phán liên
bang ở New York đã ra lệnh triệu tập tại tòa đối với ông Trump do liên quan tới
vụ kiện của một phụ nữ có tên Jane Doe cáo buộc ông Trump có hành vi hãm hiếp khi
cô mới 13 tuổi năm 1994.
Trước
những cáo buộc dồn dập, ông Trump và luật sư đã bác bỏ tất cả, dọa kiện các tờ
báo đưa tin. Chưa biết thực hư những lời tố cáo này tới đâu, chỉ biết, giờ đây
ông Trump đã bị “đóng đinh” với hình ảnh xúc phạm, tục tĩu với phụ nữ.
Nhà tài trợ đòi tiềnSau những bê bối của ông Trump, nhiều nhà tài
trợ “béo mẫm” của ông cảm thấy hối hận và đã đòi lại tiền. Theo tờ NBC News,
hai nhà tài trợ “khủng” từng đóng góp hoặc quyên góp hàng chục nghìn USD cho
ông Trump đã giận tím gan với ông này. Một người đã viết thư điện tử cho người
gây quỹ của ông Trump với tiêu đề “Rút lại ủng hộ ông Trump”, nội dung là: “Tôi
không thể diễn tả nổi sự thất vọng về những sự kiện gần đây liên quan tới ông
Trump… Tôi kính đề nghị hoàn tiền lại cho tôi”.
Một người gây quỹ cho biết ông đã quyên góp
được gần 1 triệu USD cho ông Trump cho biết bản thân ông cũng chán ngấy ông này
và thông báo với người phụ trách gây quỹ rằng ông không làm nữa.
Một người gây quỹ lâu năm khác của đảng Cộng
hòa thừa nhận ông cảm thấy xấu hổ vì quyên tiền cho ông Trump: “Tôi thực sự xấu
hổ. Tôi đã bắt tay với ông ta tuần trước và giờ tôi muốn rửa tay”. Ông này cho
biết sẽ tập trung nỗ lực gây quỹ để hỗ trợ bầu các thành viên Cộng hòa vào Thượng
viện và Hạ viện.
Tư cách ứng cử viên của ông Trump đã chia rẽ
đảng Cộng hòa và mối bất hòa ngày càng sâu sắc sau sự cố xúc phạm phụ nữ. Hơn
50 thành viên đảng đã tuyên bố phản đối ông Trump. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan
đã tỏ ra xa lánh ứng cử viên tai tiếng nhất lịch sử đảng này. Dù vậy, ông Trump
vẫn tỏ ra quyết tâm gấp đôi, thậm chí còn công kích những người phản đối ông.
Tuy nhiên, việc mất đi nguồn hỗ trợ tài chính có thể ảnh hưởng tới triển vọng
vào Nhà Trắng. Bản thân ông đã không thể theo kịp chiến dịch trị giá 400 triệu
USD của đối thủ đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton.
Báo
chí vùi dậpSau hàng loạt bê bối, ngày càng có nhiều tờ
báo lớn phản đối ông Trump và có thể nói chưa bao giờ báo chí Mỹ lại đồng loạt
tẩy chay một ứng cử viên mạnh mẽ đến vậy. Thậm chí, nhiều báo còn phá lệ ủng hộ
bà Clinton. Nhờ ông Trump một phần mà bà Clinton được báo chí toàn nước Mỹ ủng
hộ ở một mức độ chưa từng có tiền lệ. Với các tờ báo Mỹ, bà Clinton là một người
hiểu vai trò của Mỹ trên thế giới và sẽ tận tâm giải quyết các vấn đề mà Mỹ phải
đối mặt.
Có thể kể tới những cái tê từ New York Times
cho tới các tờ báo mà truyền thống vốn ủng hộ đảng Cộng hòa như The Cincinati
Enquirer, The Dallas Morning News hay The Arizona Republic. Với San Diego
Union-Tribune, đây là lần đầu tiên tờ báo ủng hộ một người Dân chủ kể từ khi
thành lập năm 1868.
Thậm chí như tờ USA Today, lần đầu tiên từ
khi thành lập năm 1982, tờ này đã thể hiện thái độ với một ứng cử viên tổng thống,
gọi ông Trump là người phản bội các cam kết cơ bản mà mọi tổng thống thực hiện
từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.
Các tờ như The Detroit News, Richmond
Times-Dispatch và Chicago Tribune đều chọn ứng cử viên đảng Tự do là Gary
Johnson để ủng hộ. Báo chí phi truyền thống cũng công khai chỉ trích ông Trump.
Tờ Huffington Post nổi tiếng vì gắn kèm một đoạn mô tả ông Trump trong mọi tin
bài, nói rằng ông là kẻ nói dối hàng loạt, kẻ bài ngoại, kẻ phân biệt chủng tộc,
người căm ghét phụ nữ, người hoài nghi tính hợp pháp của Tổng thống Barack
Obama, và là người bắt nạt, liên tục cam kết cấm vào Mỹ đối với mọi người Hồi
giáo – tôn giáo có 1,6 tỷ thành viên.
Thông thường, việc báo chí ủng hộ ứng cử viên
nào đó không làm thay đổi suy nghĩ của nhiều cử tri. Nhưng khi các báo buộc phải
dứt bỏ lòng trung thành với đảng truyền thống, thì điều đó có thể khác. Trong
cuộc đua năm nay, rất nhiều tờ báo đã phá lệ theo hướng có hại cho đảng Cộng
hòa. Khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là tới ngày bầu cử 8/11, chưa có một tờ
báo lớn nào ủng hộ ông Trump. Khi ở giai đoạn bầu cử sơ bộ, ông Trump chỉ được
4 báo ủng hộ và mấy tờ này đều là báo của con rể và cố vấn của ông Trump. Xét về
số lượng báo lớn ủng hộ, ông Trump thậm chí còn không bằng ứng cử viên vô danh Gary
Johnson.
Trong bối cảnh bị công kích tứ bề, ông Trump
dường như cũng cảm nhận được cơ hội thắng thua của mình. Ngày 12/10, lần đầu
tiên ông đề cập đến khả năng thua cuộc. Ông nói đã chi cả trăm triệu USD cho
chiến dịch tranh cử và nếu không thể giành chiến thắng, đó chính là sự lãng phí
lớn nhất về thời gian, sức lực và tiền bạc.