Sự nguy hiểm của 'chiến tranh ủy nhiệm' Mỹ

Erica D. Borghard , Tiến sỹ khoa học chính trị tại Đại học Columbia nói với CNN ngày 14/8 rằng, Mỹ không nên tiến hành “chiến tranh ủy nhiệm” bằng cách vũ trang cho quân nổi dậy ở Syria vì sẽ khiến Washington có nguy cơ bị khóa chặt vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey (phải) trong chuyến công du tới Trung Đông bàn về vấn đề Syria ngày 14/8. Ảnh: Defense.gov


Để tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm, các quốc gia sẽ cung cấp cho các tổ chức phi chính phủ vũ khí và các nguồn lực khác để đổi lấy việc phải tham chiến trực tiếp. Đây là một lựa chọn phù hợp đối với những nước còn đang do dự sử dụng vũ lực trực tiếp.

Theo bà Borghard, các báo cáo gần đây cho thấy quân nổi dậy Syria đã chiếm lại căn cứ không quân quan trọng Minakh ở Aleppo và được cho là vùng đệm để tấn công Latakia, một thành trì của Tổng thống Bashar al-Assad. Nếu quân nổi dậy có thể củng cố những kết quả như đã được báo cáo, điều đó cho thấy sẽ có sự thay đổi trong tương quan lực lượng.

Tuy nhiên, vài tháng qua luôn được xem là thời đỉểm khó khăn của quân nổi dậy Syria khi lực lượng chính phủ, được hỗ trợ bởi Iran và chiến binh Hezbollah, đã đánh bật lực lượng nổi dậy chống Tổng thống Assad ra khỏi các thành phố quan trọng là Damascus và Homs.

Tình hình bấp bênh trong cuộc nội chiến ở Syria cho thấy những chiến thắng của quân nổi dậy chỉ là thoáng qua, và những nhà hoạch định chính sách Mỹ không nên dựa vào đó như bằng chứng để hối thúc chính quyền của Tổng thống Obama quyết định cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy.

Trên thực tế, cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria khó có thể giúp lực lượng này giành được lợi thế vuợt trội. Thay vì bị lôi kéo vào một cuộc chiến sâu rộng hơn sau này, Mỹ nên tìm cách tránh những kịch bản mà những người ủng hộ sự can thiệp vào Syria đang tuyên bố.

Trong trường hợp này, quyết định của chính quyền Obama trang bị vũ khí cho quân nổi dậy Syria diễn ra trong bối cảnh chi phí quốc phòng bị cắt giảm mạnh và sự thận trọng của công chúng Mỹ về sự can thiệp sâu rộng hơn. Và như vậy, sự lựa chọn đó sẽ không mang lại thắng lợi tại Syria

Khi cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria mà không giành được thắng lợi, Mỹ sẽ dễ dàng bị cám dỗ can thiệp trực tiếp vào cuộc nội chiến này để giữ uy tín và thể diện. Nếu không cẩn thận, Mỹ sẽ bị hút vào một cuộc chiến sâu rộng hơn, cực kỳ nguy hiểm và tốn kém, bà Borghard  nhấn mạnh.


CT (Theo CNN)

Lý do Mỹ cần tháo 'quả bom hẹn giờ' Syria
Lý do Mỹ cần tháo 'quả bom hẹn giờ' Syria

Dường như chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không chú ý đến một cảnh báo nghiêm túc về quy mô của mối đe dọa từ cuộc nội chiến tại Syria đối với Mỹ. Liệu có phải Washington đang sắp "sẩy chân" xuống vực?

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN