Những thách thức hậu bầu cử Myanmar

Nhiệm vụ đầu tiên của bà San Suu Kyi là đàm phán về một cuộc chuyển giao quyền lực từ phía quân đội, vốn điều hành hầu như mọi khía cạnh trong đời sống hành chính suốt 53 năm qua.


Bất chấp những quan ngại từ trước về sự thiếu minh bạch trong chiến dịch tranh cử và công tác kiểm phiếu, cũng như những thiếu sót trong tiến trình bỏ phiếu, cuộc tổng tuyển cử vừa qua tại Myanmar được hầu hết giới quan sát đánh giá là thành công tốt đẹp. 

Cuộc tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên tại Myanmar kể từ khi quân đội lên cầm quyền năm 2011 đánh dấu chiến thắng của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, song nó cũng mở ra những thách thức mà đảng này phải đối mặt trong thời gian tới.

Bối cảnh đất nước và những kỳ vọng lớn

Chỉ nằm cách Yangon có 160km, song người dân Hinthada phải mất tới 5 giờ để đến đây. Tình trạng đói nghèo, cơ sở hạ tầng đổ nát và phụ thuộc nặng nề vào ngành nông nghiệp kém phát triển vẫn tồn tại nơi đây. Người dân ở đây hy vọng mối ưu tiên hàng đầu của bà San Suu Kyi sẽ là đảm bảo nguồn điện ổn định hơn, trường học tươm tất hơn, và đường xá được cải thiện…, còn những người nông dân Hinthada thì vẫn tin rằng chiến thắng của NLD sẽ giúp cuộc sống của họ đỡ khó nhọc và bấp bênh, song chưa biết là bằng cách nào.

Cử tri ủng hộ bà San Suu Kyi hy vọng bà có thể nhanh chóng vực dậy một đất nước tuy giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng đã trải qua 50 năm dưới chế độ quân sự độc tài.

Myanmar là một đất nước r
ng lớn và có nhiều vùng còn nghèo khó. Giới phân tích cho rằng tất cả hy vọng của người dân Myanmar giờ đây đang được đặt lên đôi vai của bà San Suu Kyi, người đã dành trọn 30 năm qua để đấu tranh vì dân chủ cho đất nước Myanmar. Hnin Si- 60 tuổi, một thương nhân ở Yangon, nói với hãng tin Reuters: "Tôi rất phấn khởi về kết quả sơ bộ này. Người dân Myanmar đã phải chịu đựng đau khổ suốt 50 năm. Tôi tin rằng bà Aung San Suu Kyi sẽ giúp đưa đất nước phát triển và ở một vị thế tốt hơn".

“Tuần trăng mật” ngắn ngủi

Nhiệm vụ đầu tiên của bà San Suu Kyi là đàm phán về một cuộc chuyển giao quyền lực từ phía quân đội, vốn điều hành hầu như mọi khía cạnh trong đời sống hành chính suốt 53 năm qua. Sau đó, đảng phái còn non nớt kinh nghiệm và chưa được thử thách của bà sẽ phải tìm cách đáp ứng những kỳ vọng to lớn mà chiến dịch vận động tranh cử sôi nổi của bà đã khuấy động. Tuần trăng mật sẽ ngắn ngủi, và bà phải cầu được gặp may mắn trong các lá bài kinh tế mà chính phủ phải xử lý trong các năm đầu tiên lên nắm quyền. Giới phân tích cho rằng điều quan trọng NLD cần làm là nới lỏng được sự kìm kẹp của giới quân sự lên chính quyền địa phương.

Quân đ
i là mt lực lượng quan trọng trong nền chính trị ở Myanmar và điều này đã có từ năm 1948 khi Myanmar giành độc lập. Trong cuc vận đng tranh cử, bà San Suu Kyi từng nói với cử tri Myanmar rằng bà và đảng của bà phản đối việc quân đi nắm giữ 25% số ghế nghị sĩ mà không qua bầu cử, tuy nhiên cần phải từng bước giải quyết vấn đề liên quan theo pháp luật. Việc này cho thấy NLD̉ có thể sẽ xử lý mối quan hệ với quân đi mt cách khá thực tế.

Theo quy định của hiến pháp hiện hành, bà San Suu Kyi, 70 tuổi, từng đoạt giải Nobel Hoà bình, không được giữ chức tổng thống vì người chồng quá cố và hai người con của bà là công dân Anh. Nhưng trong cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC hôm 10/11, bà cho biết bất kể ai là người lên làm tổng thống, thì bà vẫn sẽ tiếp tục thực hiện mọi quyết định trong tư cách là lãnh tụ của Đảng Liên minh Dân chủ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định rằng dù kết quả cuộc tuyển cử ngày 8/11 như thế nào, quân đội sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trên sân khấu chính trị Myanmar. Quân đội vẫn sẽ giữ 25% số ghế ở cả hai viện, do đó vẫn có quyền phủ quyết bất kỳ động thái thay đổi hiến pháp nào. Và nếu Hiến pháp không thay đổi, bà San Suu Kyi không thể trở thành tổng thống. Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia (NDSC) sẽ vẫn là cơ quan quyền lực cao nhất ở Myanmar, có thể loại bỏ chính phủ nếu muốn.

Cần đảm bảo một tiến trình chuyển tiếp hòa bình

Sự chuyển đổi mô hình chính trị của Myanmar là do Chính quyền Tổng thống Thein Sein khởi đ
ng dưới sự phối hợp của quân đi dựa theo l trình do chính quyền quân sự trước đó ấn định. Chính phủ hiện hành đã tiến hành nhiều cải cách khác với trước đây, có thể nói sắp bước vào giai đoạn thứ hai. Giới quan sát cho rằng mặc dù có không ít người bất bình với hiện trạng, nhưng họ vẫn cho rằng Chính phủ đương nhiệm hoặc đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của ông Thein Sein vẫn có kinh nghiệm quản lý đất nước và nhiều nhân tài hơn so với NLD, bởi vậy họ có sự quan ngại nhất định đối với NLD̉ về khả năng̉ quản lý đất nước.

Ngày 11/11, NLD đã công bố nội dung bức thư mà bà San Suu Kyi gửi cho Tổng thống Thein Sein, Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann, cũng như cho Tổng Tư lệnh Quân đội Myanmar, tướng Min Aung Hlaing, trong đó bà bày tỏ mong muốn cùng thảo luận về tiến trình hòa giải dân tộc. Nói cách khác, bà muốn bàn về việc chuyển giao quyền lực, một cuộc chuyển giao ôn hòa để thiết lập một chính phủ hòa giải dân tộc. Trước cuộc bầu cử, bà Aung San Suu Kyi đã nhiều lần tìm cách gặp lãnh đạo quân đội Myanmar, nhưng không được đáp ứng.

Tư lệnh Lực lượng vũ trang Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: AFP/TTXVN

Giải quyết những căng thẳng sắc tộc

Gần một tháng trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử, Chính quyền Tổng thống Thein Sein đã ký được một thỏa thuận đình chiến toàn quốc với hơn mười nhóm sắc tộc chính, tuy nhiên, chiến sự vẫn tiếp diễn với một số nhóm khác. Rất nhiều người hy vọng chính quyền mới sẽ có những bước tiến quan trọng, giúp cải thiện cuộc sống của người dân Myanmar thuộc các sắc tộc khác nhau.

Về thỏa thuận ngừng bắn cũng như tiến trình hoà bình, quan điểm của các bên không giống nhau. Tuy nhiên, các bên đều có sự đồng thuận nhất định đối với tiến trình hoà bình. Đó là tiến trình hoà bình liên quan đến sự ổn định lâu dài của đất nước, sự phát triển của các khu vực dân tộc cũng như liên quan đến cuộc sống yên ổn của người dân vùng biên cương. Và giải pháp duy nhất cho vấn đề này là tiến hành đối thoại chính trị, thực hiện bình đẳng giữa các dân t
c.

Tóm lại, xét từ góc độ vĩ mô, những thách thức lớn đặt ra cho Myanmar sau bầu cử̉ không chi dành cho NLD mà là thách thức chung của các bên ở Myanmar.

TTK
Năm thách thức lớn với Myanmar sau tổng tuyển cử
Năm thách thức lớn với Myanmar sau tổng tuyển cử

Sau cuộc tổng tuyển cử của Myanmar vừa kết thúc hôm 8/11, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi có triển vọng từ đảng đối lập trở thành đảng cầm quyền.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN