Kinh tế Nhật Bản sẽ khởi sắc với sự trở lại của LDP? - Bài 3: Những con bài lớn

Tuy nhiên, để đối phó với những thách thức nặng nề trong những thập kỷ tới, Nhật Bản đã có những con bài quan trọng mà châu Âu rất thèm muốn, ví như công nghệ tuyệt với, sự năng động về thương mại, sự hùng mạnh về tài chính và vai trò lãnh đạo về kinh tế ở châu Á,... Thêm vào đó là những chỉ số xã hội – kinh tế thuận lợi (GDP tính theo đầu người, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng tội phạm, trình độ giáo dục, sự kết hợp chặt chẽ về mặt xã hội…).

 

Song, tựu trung lại, sự hùng mạnh về công nghệ và công nghiệp của Nhật Bản vẫn là con bài chủ yếu. Tất nhiên, khác với Trung Quốc, nền kinh tế Nhật Bản đã bước vào thập niên hậu công nghiệp hóa để trở thành một nền kinh tế tri thức. Hiện tại, công nghiệp chỉ còn chiếm 26,5% GDP của Nhật Bản so với 72% dịch vụ. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang củng cố sức mạnh công nghiệp của mình, hiện đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc bằng cách nhằm vào nguyên tắc chỉ đạo về chiến lược với mục tiêu chọn lọc các sản phẩm với một đặc trưng kép: giá trị quan trọng cùng với công nghệ và nhu cầu của thế giới. Ngành công nghiệp sử dụng 27% số dân ở độ tuổi lao động, với 17 triệu người ăn lương của ngành công nghiệp chế biến, cùng với 350 triệu robot công nghiệp. Vì vậy, Nhật Bản vẫn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất ôtô, sát cánh với Mỹ, với 16% sản lượng thế giới và gần như gấp đôi nếu kể cả sản lượng của các nhà chế tạo Nhật Bản ở nước ngoài. Là ông trùm về các máy móc – dụng cụ và robot công nghiệp – trước Đức. Nhật Bản đang đứng thứ hai về sản xuất thép (sau Trung Quốc) và chế tạo tàu biển (sau Hàn Quốc). Nhật Bản đứng hàng đầu về chế tạo các thiết bị điện tử và công nghệ sinh học tiên tiến nhất, trong khi nước này đang chuẩn bị cho các công nghệ tương lai trong lĩnh vực ứng dụng quang điện tử học, khoa học thần kinh, các công nghệ nano, các thiết bị mới,... Chiến lược tấn công này dựa vào hai trụ cột, từ bỏ hoặc chuyển đổi các hoạt động không sinh lợi và nhất là thường xuyên đổi mới trong các ngành công nghiệp sinh lợi. Vì không có nguồn tài nguyên thiên nhiên và phải tuân theo cuộc cạnh tranh khốc liệt với các nước láng giềng, nên Nhật Bản không có sự lựa chọn nào khác là phải tiến hành đổi mới và sáng tạo. Trước thách thức của Trung Quốc, thách thức thực sự của Nhật Bản bây giờ là vai trò lãnh đạo kinh tế về mặt đổi mới và sáng tạo, sau khi phải nhường chỗ cho Trung Quốc về qui mô và ảnh hưởng của nền kinh tế.

 

Đang có nguy cơ bị tụt hậu xuống hàng cường quốc kinh tế tầm cỡ trung bình, Nhật Bản không từ bỏ việc giữ vững vị trí là một trong những cường quốc hàng đầu về công nghệ trên thế giới. Với 2% tổng dân số thế giới, Nhật Bản chiếm gần 20% chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên thế giới, dành 3,6% GDP cho lĩnh vực này so với tỷ lệ 2,3% trung bình của các nước thành viên OECD. Ưu thế của Nhật Bản trên thế giới về R&D thể hiện bằng con số kỷ lục các chứng chỉ mà các doanh nghiệp Nhật Bản có được. Ở cấp độ thế giới, 8 doanh nghiệp của Nhật Bản lọt vào top 10 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, và chiếm 22% số chứng chỉ được cấp ở Mỹ. Đối với các chứng chỉ gọi là “đã được tuyển chọn đặc biệt”, tức là được cấp đồng thời ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, Nhật Bản xếp ngang bằng với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) với trung bình 15.000 chứng chỉ/năm, tức là chiếm 29% toàn bộ thế giới. Về mật độ công nghệ (số chứng chỉ sinh lợi cho người dân), Nhật Bản dẫn đầu thế giới, với 120 chứng chỉ hàng năm tính theo triệu người dân so với 55 của Mỹ và 33 của châu Âu. Nhật Bản không chỉ giỏi về vi điện tử và công nghệ nano, mà cả trong sự hợp nhất các công nghệ, chẳng hạn kết hợp điện tử với cơ khí hoặc quang học và như vậy là tạo ra những thị trường cho các công nghệ mới này đạt được bằng việc “lai giống”.

 

Nhật Bản không chỉ phát triển các sản phẩm mới mà còn nổi trội trong sự hoạch định mô hình tối ưu của các bộ xử lý công nghiệp. Monozukuri, đúng từng chữ là “nghệ thuật sản xuất”, là một sự tóm tắt khoa học, công nghệ và sự khôn khéo. Khả năng đổi mới không chỉ giới hạn ở một tri thức kỹ thuật nữa mà còn mở rộng sang việc quản lý tương tác các giai đoạn khác nhau của tiến trình sản xuất. Khái niệm mở rộng này của tiến trình đổi mới dẫn đến những công nghệ black box khiến các đối thủ khó mà bắt chước được. Thực ra các công nghệ này bao gồm các phương pháp sản xuất và các công nghệ hoàn toàn đặc biệt được các doanh nghiệp trong nước phát triển.

 

Tuy thực hiện chủ trương đổi mới thường rất tốn kém, nhưng ngành công nghiệp Nhật Bản lại vô cùng tiết kiệm chi phí. Với GDP đáng nể, Nhật Bản chỉ tiêu dùng 4,7% năng lượng thế giới so với 15% của Trung Quốc. Chính sự phụ thuộc về năng lượng và nguyên liệu gần như hoàn toàn vào nước ngoài khiến cho Nhật Bản phải cực kỳ tiết kiệm. Chính sách tiết kiệm năng lượng của Nhật Bản đã được đặc biệt chú trọng ngay từ khi xảy ra cú sốc về dầu lửa toàn cầu hồi 1973, và từ đó, hiệu quả sử dụng năng lượng của Nhật Bản tăng 40%. Theo “Kế hoạch cơ bản về năng lượng” ra đời năm 2006, chính sách này sẽ còn cải thiện 30% nữa từ nay đến năm 2030, cùng với những mục tiêu đầy tham vọng về bảo vệ môi trường. Nhật Bản chỉ đứng thứ năm về thải khí CO2 với 4% trong tổng số CO2 toàn thế giới thải ra, đứng sau rất xa so với Trung Quốc (21%) và Mỹ (20%). Mục tiêu hiện nay của Nhật Bản là giảm 25% lượng khí thải vào năm 2020 so với năm 1990.

 

Phạm Phú Phúc

 

Đón đọc bài 4: Lợi thế năng động và tính tiết kiệm

Kinh tế Nhật Bản sẽ khởi sắc với sự trở lại của LDP? - Bài 2: Những thách thức cần vượt qua

Tình trạng bất ổn trong chính phủ trong hai thập kỷ qua là một trở ngại lớn cho việc thực hiện các cuộc cải cách mà quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN