Khủng hoảng Ukraine: Điều tồi tệ nhất liệu đã qua?

Từ tháng 11/2013, khi cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine đạt tới đỉnh điểm, có thể nhìn thấy một triển vọng hết sức bi đát với xung đột và đổ máu. Nhưnng giờ đây, phải chăng Ukraine đã tới thời kỳ lạc quan. Vì những lý do bên trong và bên ngoài, quốc gia Đông Âu này có vẻ như đã tới ngã rẽ của mình.

Theo Rajan Menon, Giáo sư Khoa học, Chính trị tại Đại học Colin Powell, New York (Mỹ), bắt đầu cuộc khủng hoảng này, rất ít khả năng có một cuộc can thiệp toàn diện của Nga vào Ukraine. Nhưng sau việc Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3 vừa qua và sau cuộc trưng cầu dân ý ở một số khu vực phía đông Ukraine, thì cũng có nhiều suy luận cho rằng khu vực Donbass sẽ là cái tên tiếp theo sáp nhập vào Nga. Nhưng thực tế cho thấy khu vực này không giống như những gì đã xảy ra ở Crimea vì nhiều lý do.

Crimea có một số nền tảng quan trọng để sáp nhập vào Nga. Nhưng ở Donbass, người dân tộc Nga không phải là lực lượng chiếm đa số. Các tỉnh thuộc khu vực này, Donetsk và Luhansk chỉ có 40% và ở Kharkiv là 26% dân số là người Nga. Trong khi đó, ở Crimea có gần 60% người dân tộc Nga và khu vực này vốn là một phần nước Nga trước đây, được trao cho Ukraine do "sự cố kỹ thuật" năm 1954.

Tình trạng bất ổn ở Ukraine liệu đã qua?


Bên cạnh đó, Crimea là một khu vực nhỏ, trong khi Dobass là một khu vực lớn, sẽ rất khó cho Moskva kiểm soát nếu khu vực này muốn sáp nhập vào Nga. Trên thực tế, Nga cũng tuyên bố không có ý định sáp nhập khu vực trên. Tất nhiên, ông Putin có thể thực hiện được điều đó, nhưng đó sẽ là một hành động mang tính khiêu khích trong bối cảnh EU và Mỹ hiện đang tiến hành các biện pháp trừng phạt Moskva.
 
Ngoài ra, ý tưởng sáp nhập vào Nga được sự ủng hộ to lớn của những người Nga, chiếm phần lớn ở Crimea. Trái lại, cuộc trưng cầu dân ý tại Dombass cho thấy rằng, chỉ một số ít người thiểu số (khoảng 15%) ủng hộ ly khai.

Tuy nhiên, sẽ không có sự tập hợp lực lượng ủng hộ liên bang hóa một cách mạnh mẽ nếu chính quyền lâm thời Kiev không đàn áp những người biểu tình vào tháng 4/2014.Ở Donbass, người ta cho rằng chính phủ tạm quyền ở Kyiv hiện nay là bất hợp pháp, nhưng cũng không ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Yanukovych. Cuộc trưng cầu dân ý đã cho thấy phần lớn người dân ở Donbass ủng hộ cho những nỗ lực của Nga trong việc lập lại tình hình chính trị ở Ukraine.

Chính điều đó khiến chúng ta hy vọng về một cuộc bầu cử sắp tới ở Ukraine. Có một mối quan ngại là cuộc bầu cử có thể sẽ tạo nên một số vấn đề. Việc Moskva không ủng hộ chính quyền mới sẽ là điều không tốt cho Kiev và cuộc bầu cử có thể làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa phía đông và phía tây Ukraine. Điều này là rất dễ hiểu. Theo đó, việc đổ xô tới hòm phiếu sẽ càng khiến cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng hơn. Cuộc bầu cử có thể tạo nên sự phân cực rõ rệt nếu nó không đảm bảo sự công bằng và minh bạch.

Lực lượng tự vệ tại khu vực miền đông Ukraine.


Ông Petro Poroshenko có vẻ như sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine sắp tới. Điều này có thể khiến cho cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko sẽ có hành động mạnh mẽ và do đó có khả năng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị tại Ukraine. Hai người này đều không phải là thành phần cực hữu ở Ukraine, và đều có mối quan hệ nhất định với Moskva.


Cuộc bầu cử tới có thể sẽ xoa dịu nỗi sợ hãi của người miền đông về phong trào và đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cánh hữu, cụ thể là thành phần cực hữu (Right Sector) và tự do (Svoboda), có gốc ở miền tây Ukraine. Cuộc bầu cử tổng thống cũng sẽ cho thấy, với tất cả sự quan tâm của các bên, những thành phần cực hữu ở Ukraine sẽ nhận được ít sự ủng hộ và không có cơ hội lên nắm quyền kiểm soát về chính trị. Cuộc bầu cử quốc hội, được tổ chức năm 2017, sẽ xác nhận điều này. Những đảng phái chính vẫn sẽ chiếm được đa số ghế trong Quốc hội Ukraine.

Điều đó không có nghĩa là cuộc khủng hoảng Ukraine đã tới hồi kết. Nhưng điều tồi tệ nhất của nước này đã không xảy ra. Để bảo đảm rằng cuộc khủng hoảng đang lắng dịu, tổng thống mới của Ukraine phải tiến hành ngay lập tức những bước đi thích hợp nhằm làm yên lòng khu vực phía đông. Đầu tiên đó là phải xoa dịu sự lo lắng kéo dài về tương lai của những người nói tiếng Nga. Tiếp theo là bổ nhiệm những nhà lãnh đạo chính trị có uy tín của khu vực phía đông vào chính phủ mới, bao gồm những chính trị gia Donbass trong việc lập và triển khai kế hoạch nhằm phát triển năng lượng cho địa phương. Thực hiện tốt những việc đó có thể chấm dứt cuộc tranh cãi về việc liệu có nên liên bang hóa hay không. Bên cạnh đó, Ukraine phải đảm bảo trung lập, không gia nhập NATO.

Liệu chúng ta có chứng kiến sự sụp đổ ở Ukraine? Với những diễn biến gần đây thì chắc chắn rằng điều đó sẽ không xảy ra.


Công Thuận
(NI)
Ukraine vẫn đụng độ trước thềm bầu cử tổng thống
Ukraine vẫn đụng độ trước thềm bầu cử tổng thống

Chỉ còn hai ngày nữa tại Ukraine sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống (dự kiến vào ngày 25/5) nhưng tình hình nội bộ quốc gia Đông Âu này vẫn rất bất ổn khi ở một số khu vực miền đông đã xảy ra đụng độ gây nhiều thương vong.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN