Báo Nga chỉ rõ nguyên nhân Moskva và Washington can thiệp vào Syria

Từ trước đến nay, việc can thiệp vào Syria của các cường quốc thường được bọc bởi lý do chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm khủng bố khác ở Trung Đông, nhưng đó có thể không phải là nguyên nhân sâu xa.

Theo báo Pravdar, Nga là đối thủ chính của Mỹ bởi vì Nga thực sự có khả năng trở thành một siêu cường mà không phụ thuộc vào Mỹ. Mục tiêu cuối cùng của Washington là hủy hoại Nga. Một cuộc chiến tranh trực tiếp chống Nga được loại bỏ với những lý do rõ ràng. Do đó, Mỹ chọn cách khác để đạt được mục tiêu của mình.

Mỹ mới đây tuyên bố sẽ gửi thêm 200 quân đến Syria để chống khủng bố. Ảnh: FP


Cách cơ bản nhất đó là kinh tế. Về bản chất, Nga sẽ rất khó để duy trì quân đội và khả năng quốc phòng với một nền kinh tế kiệt quệ. Đây là lĩnh vực mà Mỹ nhận thấy Nga dễ bị tổn thương nhất. Nguồn thu nhập chính của Nga là từ việc bán khí đốt tự nhiên, bởi vì Nga là nhà xuất khẩu lớn nhất nguồn nhiên liệu này.

Để hạn chế nguồn thu của Nga, Mỹ đã tạo ra sự cạnh tranh và để châu Âu sử dụng khí đốt với giá rẻ hơn từ một số nước đồng minh ở Trung Đông. Tại Trung Đông, nước xuất khẩu khí đốt lớn thứ 2 thế giới là Qatar, tiếp theo là UEA, Kuwait và Saudi Arabia. 

Tuy nhiên, việc vận chuyển khí đốt tự nhiên từ các nước Trung Đông này bằng đường biển là rất đắt đỏ. Do đó, việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt sẽ là phương án khả thi hơn và đây thực sự là điều Mỹ muốn làm. 

Mỹ đã tạo ra sự bất ổn trong khu vực để thực hiện ý định của mình. Nhưng có một vấn đề đặt ra, miền Bắc Iraq và miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều người Kurd sinh sống - những người này sẽ không để Mỹ xây dựng các ống dẫn khí đốt trên vùng lãnh thổ của họ.

Vì vậy, chỉ còn cách duy nhất là xây dựng đường ống khí đốt ở Syria. Nhưng Syria cũng có vấn đề lớn khác. Tổng thống Syria Bashar al-Assad lại ủng hộ Nga. Ông Assad sẽ không để Mỹ xây dựng đường ống này trên lãnh thổ của mình. Mỹ đã tuyên bố ông Assad là "bạo chúa", tìm cách tạo dựng "lực lượng đối lập" và cung cấp vũ khí cho họ, dẫn đến một cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua nhằm tạo cớ để can dự vào Syria.

Lý do Nga bảo vệ Syria

Rất nhiều người đã đứng ra phản đối việc Nga can thiệp vào Syria, đặc biệt kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch không kích tại quốc gia Trung Đông này từ cuối tháng 9/2015. Theo chuyên gia phân tích về quan hệ quốc tế Carlo Jose Vicente Caro, hầu hết những phản đối này đến từ các nhà phân tích chỉ tập trung chú ý với một mặt của vấn đề, mà bỏ qua mối quan hệ lâu năm của Moskva và Damascus.

Các tay súng IS nã súng vào các mục tiêu của quân đội Syria ở Palmyra, ngày 10/12. Ảnh: AP/TTXVN

Ông Caro cho rằng nhiều chuyên gia phân tích phi lịch sử kết luận rằng động cơ can thiệp vào Syria của Tổng thống Nga Putin là khẳng định vị thế siêu cường quốc và tầm ảnh hưởng xuyên biên giới của Nga, rằng Nga có mặt tại Syria là do những chính sách mạo hiểm của nước này.

Họ cho rằng Tổng thống Putin muốn đe dọa lợi ích của phương Tây tại Syria để đổi lấy sự nhượng bộ ở Ukraine; rằng mục đích của ông là để gia tăng chỉ số ủng hộ trong nước. Một số người lại nghi ngờ rằng Tổng thống Putin đang cố gắng lấp đầy lỗ hổng tại Trung Đông và Syria trong bối cảnh Mỹ trở lại can thiệp quân sự ở khu vực.

Vài nhà phân tích thậm chí còn nhìn nhận sai lệch về lịch sử hai nước, tranh cãi rằng Tổng thống Putin chỉ can thiệp vào Syria vì căn cứ hải quân tại Tartus. Một số khác, điển hình là Đại tướng Lục quân Mỹ, ông David Petraeus, lại khẳng định rằng Putin đang cố gắng "phục hưng lại đế chế Nga".

Trên thực tế, hợp tác quân sự giữa Damascus và Moskva đã được hợp thức hóa năm 1980 với bản Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, trong đó, Liên Xô được ủy nhiệm bảo vệ Syria nếu nước này bị bên thứ ba tấn công. Hiệp ước này đã thể hiện rõ vị trí chiến lược của Syria đối với Liên Xô, tạo dựng một mối quan hệ với tầm quan trọng tương đương với quan hệ của Moskva với Tiệp Khắc và Ba Lan trong quá khứ.

Dù quan hệ ngoại giao song phương Nga-Syria từng nảy sinh nhiều vấn đề, song tình hữu nghị và hợp tác liên minh giữa hai nước sẽ còn kéo dài, bởi lịch sử quan hệ hai nước có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chính sách của họ hiện nay.

Công Thuận (Tổng hợp)
Ngoại trưởng Lavrov: Đàm phán Nga - Mỹ về Syria đi vào "ngõ cụt"
Ngoại trưởng Lavrov: Đàm phán Nga - Mỹ về Syria đi vào "ngõ cụt"

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 12/12 cho biết cuộc đàm phán giữa nước này và Mỹ về cuộc xung đột tại Syria đã đi vào "ngõ cụt".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN