Ai thu lợi từ bê bối "Hồ sơ Panama"?

Chuyên gia tài chính Ernst Wolff cho rằng "Hồ sơ Panama" còn có mục tiêu bôi nhọ Tổng thống Nga Vladimir Putin, hòng dìm uy tín của ông vào vụ bê bối với loạt nhân vật xung quanh nhà lãnh đạo Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin là một mục tiêu tấn công của "Hồ sơ Panama"?. Ảnh: Reuters

Câu chuyện về thứ gọi là “Hồ sơ Panama” đã trở thành một trong những vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước tới nay. Có điều kỳ quặc là tuy thế trong câu chuyện này người ta không thấy xuất hiện tên các công ty Mỹ. Đại diện Sputnik đã có cuộc trao đổi với nhà báo kiêm chuyên gia tài chính Ernst Wolff — tác giả cuốn sách "Cường quốc thế giới IMF. Biên niên hành trình cướp bóc".

Sputnik: Theo ông, các công ty bình phong ở nước ngoài đóng vai trò như thế nào trong "gánh xiếc" tài chính toàn cầu?


E. Wolff: "Phải nói ngay rằng chúng đóng vai trò to lớn. Trên thế giới không có một công ty tài chính lớn nào nếu không đăng ký bình phong ở đâu đó nước ngoài. Nếu nhìn xem bao nhiêu thuế mà các tập đoàn lớn chi trả, thì thấy đó chỉ là số tiền tối thiểu. Chẳng nên tin rằng vụ phát giác về gian lận tài chính hay "tát khô ốc đảo thiên đường thuế" là vì lợi ích của chính phủ hay các phương tiện truyền thông lớn, mà về phần mình, đều nằm dưới sự kiểm soát của các tổ hợp consortium tài chính. Vụ bê bối với "Hồ sơ Panama" chẳng phải cái gì khác hơn là cố gắng của Mỹ để tự định vị nước Mỹ như một ốc đảo thiên đường thuế mới và to lớn nhất. Trong chặng dài nhiều năm Mỹ toan tính phá hoại nguyên tắc bí mật thuế của Thụy Sĩ. Và họ đã làm được việc đó. Cũng chính là điều mà Mỹ đã thực hiện với hàng loạt "thiên đường thuế". Trong khi đó, người Mỹ tự ban hành qui tắc bí mật ngân hàng vô hạn định. Những bang như Nevada, South Dakota, Wyoming và Delaware là "ốc đảo trốn thuế" tuyệt đối. Và vụ bê bối Panama dấy lên chỉ với mục đích lái dòng chảy tài chính chuyển hướng đổ vào "thiên đường thuế" của Mỹ. Có ước tính rằng trong các công ty bình phong lưu giữ khoảng 30-40 nghìn tỷ USD. Hoa Kỳ muốn để nguồn tài chính khổng lồ này chuyển vào cho mình".

Sputnik: Thuần túy dưới góc độ báo chí thì "hồ sơ Panama" rất ấn tượng. Bằng cách nào mà báo chí nhận được lượng thông tin như vậy?

E. Wolff: "Tôi tin chắc rằng đằng sau vụ này là tình báo Mỹ. Hoạt động này hoàn toàn phù hợp với chính sách của nước này. Một mặt, gây tổn hại cho "thiên đường thuế" nhất định: các cá nhân và tập đoàn sẽ phải rút tiền của họ ra khỏi đó và gửi  đến Nevada hay là South Dakota. Mặt khác, ở đây còn kèm theo một mục tiêu phụ là bôi nhọ Tổng thống Nga Vladimir Putin, hòng dìm uy tín của ông vào vụ bê bối với loạt nhân vật xung quanh nhà lãnh đạo Nga".

Theo Sputnik
Hành trình 1 năm đưa "Hồ sơ Panama" ra ánh sáng
Hành trình 1 năm đưa "Hồ sơ Panama" ra ánh sáng

Câu chuyện kể về việc gần 400 nhà báo toàn cầu hợp lực điều tra suốt 1 năm trời về bí mật "Hồ sơ Panama" rúng động thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN