Lần này, khi đã hiểu rõ về cách thức hoạt động của Tổng thống đắc cử Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc được trang bị tốt hơn để đối phó với khả năng ông Trump sẽ áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một minh chứng hùng hồn rằng sức mạnh của thực dân không phải là bất khả chiến bại. Nhân dân Algeria luôn dành cho Việt Nam những tình cảm đặc biệt, nhờ sự gắn kết của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc trong quá khứ.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện “chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu cho công cuộc giải phóng dân tộc tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, góp phần đặt dấu chấm hết cho quá trình thuộc địa hóa - một trong những trang lịch sử đau thương nhất nhân loại đã trải qua.
Thỏa thuận lớn của Mỹ gồm 3 thành phần, sẽ gắn kết tương lai của Saudi Arabia, Israel và một nhà nước Palestine độc lập.
Tình trạng bế tắc hiện tại giữa Israel và Hamas là do không bên nào tin tưởng bên kia. Đó là một tình huống gây nguy hiểm cho phần còn lại của khu vực.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Từ ngày 5-10/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tới Liên minh châu Âu (EU) trong gần 5 năm qua, được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với EU nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.
Lực lượng phiến quân đang kiểm soát phần lớn Yemen đã mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự ngầm nhằm tăng cường khả năng phục hồi trước các cuộc đụng độ với lực lượng Mỹ và viễn cảnh một cuộc xung đột toàn khu vực có thể nổ ra.
“Sức mạnh của quân đội Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ trước hết là trí và mưu”. Đó là đánh giá của Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg, khi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại LB Nga nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích và các nhà đầu tư, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản trong lần thứ năm liên tiếp. Triển vọng đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu mờ mịt được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới quyết định mới nhất này.
Các quốc gia Trung Á đang đơn giản hóa thủ tục hải quan để thu hút nhiều thương mại và đầu tư từ phương Tây hơn. Nhưng Moskva lo ngại rằng thương mại tự do hơn ở Trung Á sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới kinh doanh “bỏ qua” Nga.
Đồng yen đã giảm mạnh xuống thấp kỷ lục, đến mức giá trị của đồng tiền này đã quay trở lại mức hồi năm 1990, ngay sau khi “nền kinh tế bong bóng” nổi tiếng của Nhật Bản vỡ tung.
Ngày 1/5/2024 đánh dấu 20 năm sau đợt mở rộng có thể coi là lớn nhất trong lịch sử Liên minh châu Âu (EU), được ví như "vụ nổ Big Bang" với sự gia nhập đồng thời của 10 nước là CH Cyprus, CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia.
Mỹ dự kiến sẽ mất quyền tiếp cận căn cứ máy bay không người lái quan trọng ở Niger mà nước này sử dụng để chống lại IS ở Sahel, trong bối cảnh sự hiện diện của Nga ngày càng tăng.
Ukraine tiếp tục nhắm vào các cơ sở năng lượng của Nga bất chấp sự phản đối của Mỹ. Các cuộc tấn công là một nỗ lực nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga, làm căng thẳng nguồn ngoại tệ chính của Moskva.
Trong kỷ nguyên kết nối ngày càng tăng giữa các khối khu vực và toàn cầu, những hành lang kinh tế đang có đà trở thành một trong những động lực chính của các sáng kiến kết nối như vậy.
Trung Quốc đang tìm cách thay đổi cán cân ảnh hưởng ở Nam Cực theo hướng có lợi cho mình trong bất kỳ cuộc đàm phán lại nào về vấn đề lãnh thổ ở Nam Cực trong tương lai.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Mỗi gói viện trợ vũ khí cho Ukraine đều được Mỹ công bố rầm rộ, nhưng những chuyến hàng quân sự cho Israel thì trái lại, thường diễn ra một cách thầm lặng.
Các nhà quan sát cho biết khi cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nóng lên, các quốc gia châu Phi sẽ phải lựa chọn đối tác phù hợp để mang lại lợi ích không chỉ trong ngắn hạn mà còn về lâu dài.