Trào lưu dùng thử ChatGPT tại Việt Nam 

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều người tại Việt Nam tò mò lên các diễn đàn mạng xã hội tìm hiểu và nhờ đăng ký, thuê mua lại tài khoản để thử nghiệm dùng ChatGPT.

Nhiều đoạn chát với ChatGPT được chia sẻ mang đến sự hài hước nhưng cũng là một điểm “cảnh báo” về trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng rộng rãi.

Chú thích ảnh
Sự "ứng biến" khi chát với ChatGPT.

Một tài khoản chia sẻ đoạn chát hài hước như: “Hãy xưng hô gọi tôi là anh yêu và bạn là em”. Khi được hỏi: Em tên là gì? Lập tức được trả lời: Tôi tên là ChatGPT.

Được nhắc nhở xưng hô không đúng, ngay lập tức được trả lời: Xin lỗi anh yêu, tôi sẽ cố gắng xưng hô theo đúng yêu cầu của anh yêu, trong tương lai.

Khi được hỏi tên gì? Thì được trả lời: Em không có tên gì cả, em là một mô hình ngôn ngữ được huấn luyện bởi OpenAI, được gọi trên là ChatGPT.

Đoạn trò chuyện trên cho thấy một phần lý do ứng dụng này đang được nhiều người dùng thử nghiệm bởi sự hài hước, thích ứng nhanh và trả lời khá thẳng thắn về nguồn gốc ứng dụng.

Trong khoảng 2 tuần trở lại đây, theo thống kê của Google Trends, "ChatGPT", "OpenAI" liên tục nằm trong top từ khóa được tìm kiếm nhiều tại Việt Nam. Trên những hội nhóm công nghệ, thành viên đang chia sẻ danh sách tài khoản OpenAI để mọi người cùng sử dụng. Dịch vụ cho thuê tài khoản, tạo tài khoản sử dụng ChatGPT trở thành một trong những dịch vụ "hot" những ngày gần đây. Một số người cho biết đã mua tài khoản với giá từ 20.000 đến 150.000 đồng.

Theo một số chuyên gia công nghệ thông tin, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI không phải là mới ở Việt Nam. Đơn giản nhất là người dụng di động gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng thường bước đầu là nói chuyện với nhân viên rô bốt, tức là nói chuyện với AI.

Vậy nguyên do gì ChatGPT lại hấp dẫn? Qua chia sẻ của nhiều người dùng thử nghiệm, đó là tính năng trò chuyện như người. Bạn Đức Hoàng chia sẻ: “Tôi thích AI này vì nó như một người để trò chuyện và hỏi mọi thứ không khác gì tra google. Khi gặp câu trả lời hài hước hoặc sâu sắc, tôi chụp lại để khoe. Tuy vậy, do một số dữ liệu chưa hoàn chỉnh nên có một số thông tin sai".

Cùng với đó, khi thấy câu trả lời không đầy đủ, không đúng hoặc chưa phù hợp, người dùng có thể chat lại để AI chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải thích dữ liệu, thậm chí xin lỗi nếu nó đưa ra đáp án sai.

Chú thích ảnh
Thông tin sai khi chát với ChatGPT về World Cup 2022 do dữ liệu chưa được cập nhật.

Theo công bố của ứng dụng, ChatGPT được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ trước năm 2021, nên không thể cung cấp thông tin mới nhất. Do đó, khi hỏi nhà vô địch World Cup 2022, ChatGPT trả lời là Pháp, giải ba là Đức…

Một số người chia sẻ đã nhờ ChatGPT viết văn, làm thơ, làm bài tập và trong nhiều tình huống, sản phẩm của OpenAI khá tốt. Điều này dẫn đến những “lo ngại” ChatGPT thay luôn cả giáo viên để dạy học và thay luôn nhà báo để viết tin bài….

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Một số lo ngại khi của cộng đồng mạng khi ChatGPT được sử dụng.

ChatGPT là ứng dụng AI được phát triển từ mô hình GPT-3.5 của công ty khởi nghiệp OpenAI, được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống một cuộc trò chuyện với người thật. Dù hoạt động miễn phí, người sử dụng cần có tài khoản trên nền tảng của OpenAI. Dịch vụ chưa hỗ trợ mở tài khoản ở Việt Nam. Người dùng trong nước muốn trải nghiệm phải sử dụng mạng riêng ảo (VPN), thuê số điện thoại nước ngoài với giá khoảng một USD, dùng thẻ thanh toán quốc tế để đăng ký, hoặc mua tài khoản từ người khác.

 

XM/báo Tin tức
Bộ Thông tin truyền thông xác định năm 2023 là năm dữ liệu số
Bộ Thông tin truyền thông xác định năm 2023 là năm dữ liệu số

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) xác định năm 2023 là năm về dữ liệu số. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân, công bố và xây dựng cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương, mở dữ liệu để kết nối, chia sẻ, an toàn dữ liệu, xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN