Ca sĩ Sơn Tùng M-TP bị mời lên làm việc vì liên quan đến MV có cảnh tự tử

Chiều 29/4, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã có thư mời ông Nguyễn Thanh Tùng – nghệ danh: Sơn Tùng M-TP (ngụ Quận 7, TP Hồ Chí Minh) đến làm việc và cung cấp thông tin liên quan đến MV ca nhạc “There’s no one at all”.

Chú thích ảnh
 MV "There's no one at all" của Sơn Tùng M-TP gây tranh cãi vì có cảnh tự sát. Ảnh: Chụp màn hình

Theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh, MV ca nhạc “There’s no one at all” được phát trên kênh Yotube www.YouTube.com/c/sontungmtp, trang thông tin điện tử mtpentertainment.com và tài khoản mạng xã hội facebook.com/MTP.Fan. Đây là MV của Sơn Tùng M-TP vừa ra mắt nhưng đã gây bức xúc trong dư luận bởi tinh thần tiêu cực, bạo lực, ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ.  Vì vậy, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã thống nhất và phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao TP Hồ Chí Minh đề nghị nghệ sĩ Sơn Tùng M-TP tới làm việc và cung cấp thông tin xoay quanh MV gây tranh cãi này. 

Cùng ngày, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) cũng đã có văn bản gửi Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc xử lý tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình "There’s no one at all” trên môi trường mạng.

Theo đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn nhận được thông tin về việc tài khoản Youtube Sơn Tùng M-TP Official (có lượt theo dõi lớn) đăng tải bản ghi âm, ghi hình “There's no one at all” tại đường link https://www.youtube.com/watch?v=te9JalT1k5s. Sau khi xem xét, Cục Nghệ thuật biểu diễn nhận thấy nội dung biểu diễn của bản ghi âm, ghi hình “There's no one at all” mang thông điệp tiêu cực, không có tính giáo dục với nhiều cảnh đuổi bắt, đập phá, bạo lực và kết thúc là hình ảnh nhân vật tự tử đã tác động mạnh đến tâm lý người xem, dễ gây ảnh hưởng, định hướng hành vi tiêu cực của xã hội, đặc biệt là trẻ em.

Cục Nghệ thuật biểu diễn đánh giá nội dung trên có dấu hiệu vi phạm quy định cấm “sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội” tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Vì vậy, Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị ngay lập tức phải có biện pháp dừng lưu hành sản phẩm này và đề nghị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử lý hành vi của các tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông có biện pháp xử lý, ngăn chặn đối với các tổ chức, cá nhân đăng phát, lưu hành, phổ biến bản ghi âm, ghi hình trên trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Thành viên Tập đoàn Openasia Group trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest
Thành viên Tập đoàn Openasia Group trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest

Ít ai biết, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đạt kỳ tích leo núi ngoạn mục, chinh phục đỉnh Everest vào rạng sáng ngày 16/5/2022 (3h30 giờ Nepal, tức 4h45 giờ Hà Nội), góp phần vinh danh bảng vàng thành tích của cộng đồng leo núi Việt Nam- Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nha Nguyen), là một giám đốc thành công của Tập đoàn Openasia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN