Xây dựng kế hoạch thúc đẩy tái cơ cấu ngành Công Thương 

Bên cạnh việc tiếp tục xử lý các vấn đề cấp bách để vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành Công Thương trong tình hình mới.

Chú thích ảnh
Sản xuất sản phẩm dệt nhuộm tại Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B, Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên). Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN

Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tại Quyết định số 481/QĐ-BCT về "Kế hoạch hành động của ngành Công Thương ứng phó với tác động của dịch COVID-19" và Chỉ thị số 06/CT-BCT về "Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19", Bộ đã xây dựng các giải pháp và phân giao 127 nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai.

Theo ông Dương Duy Hưng, các nhiệm vụ bao gồm cả các nhiệm vụ cấp bách trước mắt và các nhiệm vụ mang tính dài hạn để củng cố năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh việc tiếp tục xử lý các vấn đề cấp bách để vừa phòng chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành Công Thương trong tình hình mới.

Theo đó, đến thời điểm này, các đơn vị đều đang bám sát yêu cầu nội dung và tiến độ của các nhiệm vụ cấp bách trước mắt và các nhiệm vụ mang tính dài hạn để củng cố năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành công thương trong tình hình mới. Do vậy, Bộ Công Thương đang xây dựng Kế hoạch hành động, tập trung vào 8 nhóm nội dung chính gồm: khẩn trương xây dựng ban hành nội dung khung hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành công thương trong giai đoạn mới.

Cùng với đó, Bộ tiến hành cập nhật đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong tình hình mới để điều chỉnh nội dung và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại. Ngoài ra, Bộ Công Thương rà soát để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, Bộ cũng tái cơ cấu thị trường, khai thác hiệu quả thị trường xuất nhập khẩu và thị trường trong nước trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về kinh tế; bảo đảm trật tự thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Hơn nữa, Bộ tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện Chính phủ điện tử, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân; cập nhật và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của ngành công thương về nâng cao năng lực và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Uyên Hương (TTXVN)
Ngành Công Thương triển khai các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh hậu COVID-19
Ngành Công Thương triển khai các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh hậu COVID-19

Chiều 24/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc Bộ về triển khai phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN