Cụ thể, các địa phương có diện tích lấy nước đạt 100% là: Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; những địa phương có diện tích lấy nước đạt thấp hơn là: Bắc Ninh 99%, Hải Dương 96%, Hải Phòng 97%, Hải Dương 96%, Vĩnh Phúc 96%, Hà Nội 88%.
Tính đến 15 giờ ngày 20/02, mực nước trung bình ngày tại Trạm Thủy văn Sơn Tây (trạm bơm Phù Sa) đạt 1,73 m, cao nhất lúc 11 giờ đạt 1,99 m; tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt 1,41 m, cao nhất lúc 8 giờ đạt 1,69 m.
Với dòng chảy được bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, các công trình thủy lợi đã được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đủ điều kiện để vận hành lấy nước.
Các địa phương vẫn tiếp tục vận hành công trình thủy lợi đưa nước lên ruộng và tích trữ phục vụ tưới dưỡng.
Cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố thực hiện cấp đủ nước cho 100% diện tích gieo cấy, tăng cường tích trữ nước tối đa trong hệ thống kênh mương, đầm, ao, khu trũng để chủ động phục vụ tưới dưỡng, hạn chế tác động của việc thiếu hụt nguồn nước sông trong thời gian tới.
Các địa phương khẩn trương vận động, hướng dẫn người dân thực hiện sớm việc làm đất và gieo cấy để giữ nước trên ruộng, tổ chức tăng cường gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm chống thất thoát nước cho các diện tích đã được cấp đủ nước.
Ngày 20/2, Cục Thủy lợi đã có văn bản số gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị vận hành linh hoạt các hồ chứa thủy điện bảo đảm duy trì mực nước tại trạm bơm Đại Định (Vĩnh Phúc) ở mức 2 m (tương đương với mực nước tại Trạm Thủy văn Sơn Tây từ 1,3 - 1,5 m).
Đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ bắt đầu từ 0 giờ ngày 18/2 và sẽ kết thúc vào 24 giờ ngày 21/2 (tổng cộng 4 ngày).