Đứng vị trí thứ hai là tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đón 6,57 triệu lượt phương tiện, tăng 35% so cùng kỳ năm trước. Con số tương ứng trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là 4,3 triệu lượt, cao hơn cùng kỳ 25%.
Cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: VEC
|
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết hiện đã lắp đặt đầy đủ, đồng bộ hệ thống kiểm soát tải trọng trên cả 3 tuyến cao tốc, nhằm bảo vệ sự bền vững của kết cấu hạ tầng giao thông. Qua đó, 6 tháng đầu năm đã có 1,37 triệu lượt phương tiện qua cân, buộc quay đầu đối với 23.000 phương tiện; trong đó tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, với hệ thống kiểm tra tải trọng được bố trí ở cả đầu vào và đầu ra, đã từ chối phục vụ trên 15.000 phương tiện. Ngoài ra, còn có 52 phương tiện vi phạm cũng bị VEC “lắc đầu” không cho lưu thông vào đường cao tốc.
Lưu lượng tăng cao khiến cho công tác quản lý, khai thác vận hành đường cao tốc gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Sáu tháng qua đã ghi nhận 40 vụ tai nạn, làm 5 người chết (không tăng so với cùng kỳ 2016) và 64 người bị thương.
Sau khi VEC đưa các tuyến đường cao tốc vào khai thác đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương có tuyến cao tốc đi qua nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời thúc đẩy thu hút đầu tư.
Đặc biệt, khi hệ thống đường cao tốc được kết nối, còn tiết giảm chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng khác; giúp giảm thiểu 85 – 95% số sự cố và tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ nằm gần kề đường cao tốc…
Những giá trị to lớn mà các tuyến đường cao tốc do VEC đầu tư, quản lý mang lại đã chắp cánh cho ước vọng kết nối và hoàn chỉnh toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông dọc theo chiều dài đất nước.