Toạ đàm Châu Á: Châu lục Năng lượng Tái tạo

Những thách thức về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng đã thúc đẩy các quốc gia châu Á tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Chú thích ảnh

Công nghệ tiên tiến, các ưu đãi về đầu tư và nguồn vốn sẵn có cũng đã giúp năng lượng tái tạo trở thành một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất, với các doanh nghiệp tích cực theo đuổi chiến lược ‘xanh’. 

Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người tiêu dùng đã sẵn sàng với sự chuyển đổi này chưa?
Câu hỏi này và nhiều vấn đề khác về phát triển năng lượng tái tạo ở châu Á sẽ được đề cập và thảo thuận tại toạ đàm: “Châu Á: Châu lục Năng lượng Tái tạo” vào thứ Tư, ngày 15/6/2022 lúc 14:00-16:00.

Sự kiện sẽ được khai mạc với bài phát biểu quan trọng của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Việt Nam News phối hợp với tờ The Statesman (Ấn Độ)  và Korea Herald (Hàn Quốc) trân trọng kính mời quý vị tham dự toạ đàm qua nền tảng trực tuyến Zoom. Cả ba báo đều là thành viên của Asia News Network (ANN), một liên minh của 21 báo lớn tại 19 quốc gia châu Á.

Link đăng ký tham dự:
https://us02web.zoom.us/webinar/register/WN_N_gjvelxT-25anHKFMl-gA

Các diễn giả khác tham dự chương trình: ông Harald Link, Chủ tịch B. Grimm Power Pcl của Thái Lan; ông Hideki Minamikawa, Giám đốc Trung tâm Vệ sinh Môi trường Nhật Bản đồng thời là Giám đốc công ty RENOVA, ông Frank Phuan, Giám đốc điều hành công ty Sunseap Energy của Singapore; ông Anil Sood, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Chetna tại Ấn Độ; và ông  Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Dẫn chương trình: ông Trần Trọng Kiên, Biên tập thời sự báo Việt Nam News, và Ông Pana Janviroj, một chủ bút kỳ cựu của ANN.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ chị Cao Ly Ly, email: bizhub@vnsmail.com.

Tóm tắt tiểu sử các diễn giả tại toạ đàm:

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam.     

Chú thích ảnh

Ông Hà được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường từ năm 2016 sau 6 năm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước đó, ông đã đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Bảo vệ Mội trường, Trưởng phòng Chính sách và Pháp chế, Cục Môi trường.

Ông Hà từng tham dự chương trình hành chính công tại Tokyo, Nhật Bản; Chương trình dành cho Lãnh đạo Điều hành Việt Nam tại Trường Harvard Kennedy, Mỹ. Ông nhận bằng Tiến sĩ  về Quản lý, Khai thác khoáng sản tại Nga.

Ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận.    

Chú thích ảnh

Từ 1998 – 2007, ông là cán bộ Sở Xây dựng tỉnh; 2007 – 2008: Chánh Văn phòng Sở Xây dựng; 2008 – 2012: Phó Giám đốc Sở Xây dựng; và 2013 – 2020: Giám đốc Sở Xây dựng.

Từ năm 2020, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Tiến sĩ Harald Link, Chủ tịch B.Grimm đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn B.Grimm Power.    

Chú thích ảnh

Ông Link là nhà lãnh đạo thế hệ thứ ba của B.Grimm, được thành lập vào năm 1878 tại Thái Lan, một tập đoàn đa quốc gia kinh doanh trong các lĩnh vực năng lượng, xây dựng và hệ thống công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải, văn hóa giải trí, bất động sản, kỹ thuật số và đối tác vốn.

Ông điều hành B.Grimm trong hơn 30 năm.

Dưới sự lãnh đạo của ông, B.Grimm tiếp tục đặt tầm nhìn về tương lai, nhưng vẫn giữ lý tưởng cốt lõi của công ty là “Kinh doanh bằng lòng nhân ái”, dựa trên các giá trị tích cực, hợp tác, chuyên nghiệp và tinh thần tiên phong.

Công ty chỉ bắt đầu nghiên cứu mảng năng lượng từ những năm 1990, khi Tiến sĩ Link đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực này với chi nhánh B.Grimm Power. Họ phát triển từ nhà máy điện công nghiệp xanh đầu tiên ở Thành phố Amata ở Chonburi thành một trong những công ty điện lực quan trọng của Thái Lan.

B.Grimm Power hiện có 53 dự án đang hoạt động và công ty đang đặt mục tiêu tổng công suất lắp đặt các dự án mới, gồm cả đầu tư mới và mua lại trong và ngoài nước, không dưới 1 GW vào năm 2022. Công ty duy trì mục tiêu đến năm 2025 có 7.200 MW hợp đồng mua bán điện, và tăng lên 10.000 MW vào năm 2030.

Dù vậy, đối với mục tiêu dài hạn, Tiến sĩ Link tập trung vào năng lượng tái tạo vì B.Grimm Power đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Công ty đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng từ khử carbon và lưới điện thông minh sang sản xuất hydro xanh.

Công ty đã phát hành được trái phiếu xanh thương mại đầu tiên ở Thái Lan và khoản tài trợ dự án xanh đầu tiên ở các nước CLMVT (Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam – Thái Lan) cho hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo của B.Grimm.

B.Grimm Power đã sản xuất rất nhiều điện tái tạo ở nhiều quốc gia khác nhau. Công ty đang hoạt động tại Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines, Campuchia, Lào và Thái Lan, đã bắt đầu dự án đầu tiên tại Indonesia và đang đàm phán với Myanmar và Malaysia.

Cuối năm 2022, B.Grimm Power có thể sẽ có mặt ở gần như tất cả quốc gia ASEAN và một số nước ngoài ASEAN.

Ông Hideki Minamikawa, Giám đốc Trung tâm Vệ sinh Môi trường Nhật Bản.    

Chú thích ảnh

Ông Minamikawa có một sự nghiệp công ích nổi bật với tư cách là Tổng giám đốc quản lý và tái chế chất thải, bảo tồn thiên nhiên và môi trường toàn cầu thuộc Bộ Môi trường Nhật Bản.

Năm 2011-2013, ông trở thành Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản.

Từ năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Trung tâm Vệ sinh Môi trường Nhật Bản, đồng thời là Giáo sư khách mời cho môn kinh tế học môi trường của Trường Cao đẳng Kinh tế Tokyo và Đại học Waseda.

Ông Hideki đã xuất bản các bài báo về lịch sử và tiến bộ của việc quản lý chất thải ở Nhật Bản, cũng như cách khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Ông Frank Phuan, Giám đốc điều hành Tập đoàn Sunseap    

Chú thích ảnh

Ông Phuan có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và có Bằng Danh dự về Khoa học Ứng dụng trong Kỹ thuật Vật liệu của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU).

Trước khi thành lập Tập đoàn Sunseap, ông đã dành thời gian cho việc kinh doanh của gia đình là sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, nhờ đó tìm hiểu thêm được kiến thức sâu rộng về hoạt động kinh doanh năng lượng mặt trời.

Ông Phuan đã lãnh đạo nhiều dự án liên quan đến cải tiến công nghệ và vận hành hệ thống năng lượng mặt trời, chiến lược bền vững, tái chế mô-đun năng lượng mặt trời, các tòa nhà và cơ sở hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trang trại năng lượng mặt trời và các dự án thỏa thuận mua bán điện mặt trời mái nhà (PPA) trên khắp 12 thị trường khu vực Châu Á - Thị trường Thái Bình Dương của Tập đoàn Sunseap.

Ngoài ra, ông Phuan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và giảm chi phí năng lượng cân bằng của năng lượng mặt trời tại Singapore để thực hiện những dự án PPA 10 MWp đầu tiên của Tập đoàn Sunseap, sau đó đặt nền tảng cho các dự án PPA 1,2 GWp tiếp theo trong danh mục đầu tư của tập đoàn.

Ông Phuan cũng là thành viên Hội đồng Quản trị của Enterprise Singapore (ESG).

Ông Anil Sood, Chủ tịch Tổ chức phi chính phủ Chetna (Ấn Độ)    

Chú thích ảnh

Ông Sood là chuyên gia về thuế gián thu với 45 năm kinh nghiệm.

Năm 1991, ông Anil Sood và cộng sự - ông Vinay Gupta quá cố - nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải có một nền tảng để người dân có thể đưa ra ý kiến về những hàng hóa/dịch vụ/cơ sở hợp pháp mà họ xứng đáng được hưởng khi là người nộp thuế và là công dân. Họ cùng nhau thành lập tổ chức CHETNA, 'Hiệp hội Bảo vệ Văn hóa, Di sản, Môi trường, Truyền thống và Nâng cao Nhận thức Quốc gia'.

Sau khi ông Gupta qua đời, ông Sood đã củng cố nhóm CHETNA và thực hiện tầm nhìn của ông Vinay Gupta bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động của CHETNA để bao phủ cả các vấn đề môi trường, minh bạch trong quản trị và tư pháp ở cấp cao ở Ấn Độ.

Ông Sood là một nhà bảo vệ môi trường nhiệt huyết, tham gia giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nguồn ô nhiễm chưa được đánh giá và chưa được xử lý, các chính sách chưa được triển khai liên quan đến chống ô nhiễm trên các tuyến đường cao tốc, đường sắt và nhà máy nhiệt điện quốc gia.

Tọa đàm 'Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền trong bộ máy nhà nước'
Tọa đàm 'Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền trong bộ máy nhà nước'

Chiều 18/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tổ chức Tọa đàm "Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền trong bộ máy nhà nước".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN