Theo ông Cao Văn Hóa, Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, diện tích này được thực hiện tại 41 xã ở 9 huyện, thị trong tỉnh.
Gắn việc xây dựng cánh đồng lớn với ứng dụng nông nghiệp công nghiệp cao. Ảnh: Duy Khương/TTXVN. |
Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Tiền Giang tăng cường tuyên truyền, vận động
bằng nhiều hình thức để cán bộ cơ sở và người dân hiểu rõ vai trò, ý
nghĩa, lợi ích yêu cầu của việc tham gia xây dựng cánh đồng lớn, từ đó
chủ động, tự giác tham gia.
Tỉnh cũng triển khai chính sách khuyến khích
phát triển cánh đồng lớn đến các đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, gắn
việc xây dựng cánh đồng lớn với ứng dụng nông nghiệp công nghiệp cao...
Ngoài ra, tỉnh áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trên quy mô lớn như quy trình sản xuất theo hướng thực hành tốt (GAP), ứng dụng các kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”; “1 phải 5 giảm”; ứng dụng mạnh cơ giới hóa và bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm trong nông nghiệp.
Ông Võ Văn Lập, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn góp phần xóa bỏ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tạo liên kết giữa người dân để sản xuất qui mô lớn. Bên cạnh đó, hướng cho người nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để từng bước giảm giá thành và tăng chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Năm 2016, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng 20 cánh đồng lớn tập trung tại các huyện phía Tây và 5 cánh đồng lớn tập trung tại các huyện phía Đông. Diện tích bình quân của một cánh đồng lớn là 139 ha; cánh đồng lớn tại xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè) ở phía Tây có diện tích lớn nhất là 500 ha, cánh đồng lớn tại xã Bình Xuân (thị xã Gò Công) ở phía Đông là 195 ha.