Thu nhập khu vực nông thôn Hà Nội năm 2021 đạt hơn 54 triệu đồng/người

Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội, năm 2021, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 54,07 triệu đồng/người/năm, giảm so với năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện Đan Phượng dần hoàn thiện.

Các huyện có thu nhập bình quân cao như: Huyên Đan Phượng 66 triệu đồng, Gia Lâm 65 triệu đồng, Hoài Đức 64 triệu đồng, Chương Mỹ 62,5 triệu đồng… Đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn Thành phố đạt 91,5%; 75,15% hộ gia đình có sử dụng ít nhất 1 điện thoại thông minh; 98% các thôn phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng.

Năm 2021, ước số hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, toàn Thành phố còn 1.363 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,06%, đặc biệt có 7 huyện: Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thanh Trì không còn hộ nghèo.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2021 đạt 71,1% (cao hơn 3,59% so với năm 2019 và 0,85% so với năm 2020). Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom vận chuyển trong ngày khu vực nông thôn khoảng 90-95%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 99%. Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, làng văn hóa đạt 62%. Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa đạt 88%.

Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 100%. Thành phố đến nay có trên 252/414 xã được tiếp cận nguồn nước sạch từ việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung và xây dựng mạng cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố. Hệ thống cấp nước nông thôn hiện có khả năng cung cấp được cho khoảng 3,6 triệu người, với 900.135 hộ dân (khoảng 80%) người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch (kế hoạch năm 2021 là 85%); còn 162 xã chưa được đầu tư hệ thống cấp nước tập trung; trong đó có 133 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện, 29 xã chưa giao nhà đầu tư thực hiện dự án.

Trong 11 tháng qua, Thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 160.068 lao động, đạt 100% kế hoạch (trong đó giải quyết việc làm cho 46.900 lao động từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 2.096 tỷ đồng). Dự kiến tháng cuối năm, số lao động được tạo việc làm tăng lên (chủ yếu tập trung ở nhóm lao động làm việc theo thời vụ, các làng nghề liên quan tới công việc làm bánh kẹo, mứt tết, trồng hoa quả và số lao động làm thêm giờ tăng đột biến trong dịp Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán...).

Dự kiến năm 2021, Thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 160.000 lao động, hoàn thành 100% kế hoạch được giao (tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong năm nên kết quả so với năm 2020 vẫn giảm 11,4% và giảm 16,2% so với năm 2019, khi điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở trạng thái bình thường). Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội cũng đã bổ sung 500 tỷ đồng ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để cho 10.388 lượt người lao động trên địa bàn vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm.

XM/Báo Tin tức
Thêm nhiều người được cấp thẻ BHYT miễn phí từ năm 2022
Thêm nhiều người được cấp thẻ BHYT miễn phí từ năm 2022

Sự thay đổi về tiêu chí xác định hộ nghèo từ năm 2022 dự báo sẽ tăng thêm nhiều hộ nghèo. Đây sẽ là nhóm đối tượng được hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, trong đó có chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN