Lâm Đồng thu hồi 164 dự án thuê đất rừng

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, qua kiểm tra, tỉnh đã thu hồi 164 dự án thuê đất, thuê rừng với 25.332 ha. Các dự án bị thu hồi do không triển khai thực hiện dự án hoặc triển khai chậm tiến độ; không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được thuê để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép. Một số dự án không ký hợp đồng thuê rừng và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định. Trong đó có 136 dự án bị thu hồi toàn bộ (22.817 ha) và 28 dự án bị thu hồi một phần (2.515 ha).

 

Đến hết tháng 7/2014, toàn tỉnh Lâm Đồng có 441 dự án thuê rừng, đất rừng đang triển khai thực hiện dự án với 47.357 ha. Trong số đó có 118 dự án du lịch sinh thái (10.712 ha), 62 dự án trồng cao su (13.439 ha, bao gồm diện tích chuyển rừng tự nhiên để trồng cao su và quản lý bảo vệ) và 154 dự án trồng rừng kinh tế (14.268 ha, gồm cả 30 dự án vừa trồng rừng kinh tế vừa trồng cây cao su). Ngoài ra còn có 54 dự án nông lâm kết hợp (6.495 ha), 14 dự án nuôi cá nước lạnh (963 ha) và 39 dự án với các mục tiêu khác (1.478 ha).

 

Theo UBND tỉnh, trong công tác cho thuê đất, thuê rừng để thực hiện dự án đầu tư của tỉnh hiện còn nhiều tồn tại, khó khăn, hạn chế, nhất là việc một số dự án đầu tư triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ. Cùng với đó là việc thiếu lực lượng quản lý, bảo vệ rừng, còn để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và công tác phòng cháy chữa cháy rừng chưa được triển khai tốt. Mặt khác, do hiện nay chưa có quy định chế tài xử lý đối với chủ rừng ngoài Nhà nước để rừng bị phá, khai thác trái phép trên diện tích được thuê nên chưa gắn kết được trách nhiệm của chủ rừng với công tác quản lý, bảo vệ rừng.

 

Hoàng Liên Sơn

Bất cập trong giao đất, giao rừng-Bài 1: Tranh chấp đất rừng
Bất cập trong giao đất, giao rừng-Bài 1: Tranh chấp đất rừng

Hiện nay, tình trạng tranh chấp đất rừng giữa người dân và các công ty lâm nghiệp diễn ra phổ biến ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Để giải quyết vấn đề này, việc giao đất giao rừng phải làm sao để người dân không bị biến thành lao động làm thuê. Nói cách khác, họ phải là “người chủ thực sự” của rừng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN