Kinh tế Nhật Bản lại lao dốc vì dịch COVID-19

Sáng 15/11, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý III/2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này giảm khoảng 0,8% so với quý trước và 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chú thích ảnh
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất ô tô ở tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là lần đầu tiên nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này suy giảm tăng trưởng sau hai quý tăng trưởng liên tiếp.

Thông báo cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật Bản bị tăng trưởng âm là từ tác động tiêu cực của việc ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 cũng như sự sụt giảm về doanh số bán xe ô tô do tình trạng thiếu hụt chíp bán dẫn và các linh kiện khác trên toàn cầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19. 

Trong quý III năm nay, Nhật Bản đã phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 5 của dịch COVID-19 với số ca nhiễm mới liên tục tăng. Ngày 8/7, Chính phủ Nhật Bản đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 ở thủ đô Tokyo ngay trước thềm lễ khai mạc Olympic Tokyo.

Sau đó tình trạng khẩn cấp đã liên tục được mở rộng phạm vi áp dụng ở nhiều tỉnh thành. Chịu ảnh hưởng của tình trạng khẩn cấp, mức tiêu dùng cá nhân trong quý trên đã giảm 1,1% do chi tiêu cho các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn và du lịch giảm mạnh. 

Trong khi đó, các hãng chế tạo ô tô của Nhật Bản đã buộc phải cắt giảm sản lượng vì nguồn cung ứng chíp bán dẫn và linh kiện bị hạn chế do sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á. Điều này đã khiến cho đầu tư vào hoạt động kinh doanh và kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm với mức tương ứng là 3,8% và 2,1%.

Cũng theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý III/2021, GDP danh nghĩa của nước này giảm với tốc độ chậm hơn, ở mức 0,6% so với quý trước và 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Với việc tăng trưởng âm trong quý trên, nhiều khả năng GDP của Nhật Bản sẽ không thể hồi phục ở mức trước đại dịch COVID-19 như kỳ vọng của chính phủ nước này vào cuối năm nay.

Đào Thanh Tùng (TTXVN)
Kinh tế Nhật Bản kỳ vọng khởi sắc sau khi RCEP có hiệu lực
Kinh tế Nhật Bản kỳ vọng khởi sắc sau khi RCEP có hiệu lực

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Nhật Bản kỳ vọng hiệp định thương mại với diện bao phủ gần như toàn bộ châu Á này sẽ là cú hích kinh tế quan trọng giúp gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản và linh kiện ô tô nhờ việc cắt giảm các loại thuế liên quan. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN