Hình thành 25 tuyến vận tải biển container đi các nước

Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) vừa thông tin, Việt Nam đã hình thành được 25 tuyến vận tải biển container đi Mỹ, Châu Âu, Châu Á, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu container trực tiếp không phải thông qua nước thứ ba, tiết kiệm được chi phí vận tải và thời gian của khách hàng, chủ yếu tập trung ở hai cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải.

Ngoài ra, có trên 100 tuyến vận tải nội Á, tập trung vào các cụm cảng số 1 (Hải Phòng, Quảng Ninh), số 3 (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quang Nam) và số 4 (TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu).

Chú thích ảnh
Hình thành 25 tuyến vận tải biển container đi các nước.

Với khối lượng hiện tại, Việt Nam là một trong 3 nước có sản lượng hàng hóa thông qua và tuyến vận tải lớn nhất trong khu vực (cùng với Malaysia và Singapore). 

Năm 2022, sản lượng hàng qua cảng biển đạt 733 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng hàng hóa container thông qua cảng biển Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng, đạt trên 25,1 triệu TEUs tăng 5% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn bị đội tàu biển nước ngoài chiếm lĩnh, đặc biệt là hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container.

Thị trường vận tải hàng xuất nhập khẩu do đội tàu biển Việt Nam đảm nhậm giảm dần từ 11% năm 2015 xuống 8 % năm 2016 và 2017, 7% năm 2018, xuống 5% năm 2019 và 2020 và đạt 7% năm 2021. Hiện nay, các hãng tàu container của Việt Nam chủ yếu hoạt động thị trường nội địa. Tuyến vận tải quốc tế container xa nhất của chủ tàu Việt Nam là đi Malaysia - Ấn độ của Công ty Vận tải biển VMIC, ngoài ra còn một số tuyến đi Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc.

Sơn Vân/Báo Tin tức
Dư địa tăng trưởng cho doanh nghiệp vận tải biển
Dư địa tăng trưởng cho doanh nghiệp vận tải biển

Doanh nghiệp vận tải biển đã và đang hưởng lợi lớn từ giá cước vận chuyển giữ ở mức cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN