Fitch tăng điểm tín nhiệm của Việt Nam

Ngày 23/1/2014, cơ quan thẩm định tài chính Fitch nâng triển vọng tài chính của Việt Nam từ mức “ổn định” lên “tích cực”. Cụ thể hơn, điểm tín nhiệm về khả năng huy động vốn nước ngoài dài hạn và nội tệ của Việt Nam được duy trì ở mức B+, trong lúc khả năng huy động vốn ngắn hạn của Việt Nam được xác định ở mức điểm B.    

Để giải thích cho việc nâng triển vọng tài chính của Việt Nam, Fitch nêu ra những yếu tố như sau, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá là ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2013 đạt 5,4%, khả quan hơn so với tài khóa 2012, chủ yếu nhờ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu được vững chắc. Cơ quan thẩm định tài chính Mỹ dự đoán tăng trưởng của Việt Nam trong hai năm 2014 và 2015, theo thứ tự, sẽ đạt 5,7% và 5,9%.    

Một dấu hiệu tích cực khác của Việt Nam được Fitch ghi nhận, đó là chính quyền Hà Nội đã đẩy lui lạm phát đang từ 18,7% năm 2011 xuống còn chưa đầy 7% vào năm ngoái. Nhưng bên cạnh một vài điểm son nói trên, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn còn là một ẩn số và gây lo ngại, bội chi ngân sách của nhà nước và nợ công liên tục gia tăng. Tổng nợ công của Việt Nam tương đương với 42,6% GDP trong năm 2013, tăng 2,6 điểm so với tài khóa 2012.    

Trong thông cáo vừa công bố ngày 23/1, cơ quan thẩm định tài chính Mỹ kết luận, Fitch đánh giá “tích cực” tình hình kinh tế Việt Nam và chờ đợi tình hình chính trị Việt Nam tiếp tục ổn định trong trung hạn. Chính phủ vẫn hỗ trợ kinh tế để bảo đảm một mức độ tăng trưởng ổn định, giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp và tiếp tục nỗ lực cải tổ ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam.


TN

Việt Nam dự WEF lần thứ 44
Việt Nam dự WEF lần thứ 44

Khoảng 15 giờ chiều 22/1 (theo giờ Việt Nam), hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 44 đã chính thức khai mạc tại Davos của Thụy Sĩ với sự tham dự của 2.500 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN