FDI vào châu Phi tăng

Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) dự báo luồng tiền vốn từ bên ngoài đổ vào châu lục này sẽ tăng lên 80 tỷ USD trong năm nay, trong bối cảnh các nguồn thu thuế và tiến trình hội nhập khu vực gia tăng sẽ giúp thúc đẩy đà tăng trưởng của châu Phi.

Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Phi 2014, vừa được đưa ra trong cuộc họp thường niên lần thứ 49 của AfDB tại thủ đô Kigali của Rwanda, cho biết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào châu Phi năm 2012 và 2013 lần lượt đạt 50 tỷ USD và 56 tỷ USD.

Báo cáo khẳng định nguồn vốn FDI đã hồi phục hoàn toàn sau khi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và ước đạt 67,1 tỷ USD năm nay. Hai lĩnh vực dịch vụ và chế tạo sẽ tiếp tục chiếm phần lớn số vốn FDI rót vào châu Phi.

Ngoài ra, báo cáo của AfDB cũng cho biết kim ngạch xuất khẩu của châu Phi có mức tăng nhanh hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới nhờ giá hàng hóa cao, các chính sách thương mại hấp dẫn và hội nhập khu vực. Năm 2013, châu Phi đạt nhịp độ tăng trưởng (kinh tế) trung bình khoảng 4%, cao hơn so với tăng trưởng trung bình toàn cầu (3%).

Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan. Ảnh: AFP - TTXVN


Theo bà Valentine Rugwabiza, giám đốc Ủy ban Phát triển Rwanda, châu Phi có thể nâng cao khối lượng thương mại thông qua việc dỡ bỏ một số rào cản và đẩy mạnh công nghiệp hóa. Đồng thời, hội nhập khu vực có thể góp phần làm tăng vị thế của châu lục này trong các chuỗi cung ứng quốc tế.

Trong khi đó, cựu Tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Pascal Lamy cho rằng cần có một môi trường thương mại thuận lợi hơn để giúp các nhà cung cấp của châu Phi tăng cường tham gia vào chuỗi cung cấp dịch vụ có giá trị cao. Một nhà nghiên cứu ở Tanzania nói rằng cách tốt nhất để giảm đói nghèo trong khi vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trình độ sản xuất và thuê nhân công.

Cũng trong cuộc họp lần này của AfDB, Hiệp hội Các tổ chức Tài chính Phát triển châu Phi đã nhất trí thành lập các liên minh chiến lược nhằm kiến tạo và huy động thêm các nguồn lực để tài trợ cho những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.


Mỹ Linh (Theo THX)
Hoàn thiện khung pháp lý nâng cao hiệu quả thu hút FDI
Hoàn thiện khung pháp lý nâng cao hiệu quả thu hút FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây có dấu hiệu giảm. Các dự án chuyển giao công nghệ cũng như các vấn đề trong mua bán, sáp nhập và hợp tác công tư của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)… đang là những vấn đề được dư luận quan tâm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN