Doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn tăng bất chấp dịch COVID-19

Trong hai tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 904,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước.

Chú thích ảnh
Người dân mua hàng tại siêu thị Aeon mall Long Biên. 

Theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước tính đạt 439,7 nghìn tỷ đồng, giảm 5,4% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 354,5 nghìn tỷ đồng; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 41,5 nghìn tỷ đồng; doanh thu du lịch lữ hành đạt 915 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ khác đạt 42,7 nghìn tỷ đồng.

Tổng mức hàng hóa tháng 2 giảm là do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày và dịch COVID-19 diễn ra tại một số địa phương trong tháng 2 làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ trong tháng giảm so với tháng trước. 

Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 904,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 722,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,8% tổng mức và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2020 do dịch COVID-19 bùng phát khiến người tiêu dùng hạn chế mua sắm. 

Đối với dịch vụ lưu trú, ăn uống doanh thu 2 tháng đầu năm ước tính đạt 88,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng mức và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 bùng phát vào thời điểm Tết Nguyên đán nên hoạt động ăn uống, du lịch nghỉ dưỡng của người dân giảm, đồng thời để phòng chống dịch bệnh nhiều địa phương trong cả nước đã hủy các lễ hội truyền thống đầu năm. 

Còn doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng mức và giảm 62,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Hải Phòng giảm 18,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 41,5%; Hà Nội giảm 47,7%; Đà Nẵng giảm 67,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 69,2%; Thừa Thiên - Huế giảm 73,3%; Hải Dương giảm 89,4%.

Tin, ảnh: Thu Trang/Báo Tin tức
‘Giải cứu’ nông sản bằng biện pháp lâu dài
‘Giải cứu’ nông sản bằng biện pháp lâu dài

Trong điều kiện bình thường cũng như trong tình hình dịch bệnh, điệp khúc ‘giải cứu’ nông sản vẫn lặp lại trong nhiều năm nay, tuy nhiên, dường như vẫn chưa có được một mô hình hay giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN