Doanh nghiệp Nhật Bản lo chi phí nhân công tăng cao tại Việt Nam

Báo cáo “Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tạiChâu Á và Châu Đại Dương năm 2016” được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố ngày 14/2, tại Hà Nội cho thấy, trên 60% doanh nghiệp (DN) được khảo sát sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh và gần 60% DN lo ngại chi phí nhân công tăng cao tại Việt Nam.

Đại diện doanh nghiệp Việt Nam kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN.

Nhật Bản xếp thứ 2 về đầu tư tại Việt Nam

Theo kết quả khảo sát của JETRO, số lượng dự án đầu tư năm 2016 đạt mức tăng kỷ lục, số lượng dự án tăng 4 năm liên tiếp, vượt qua con số 20 tỷ USD. Trong số đó, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 2016 là 549 dự án. Nhật Bản xếp thứ 2 ở cả vốn và số dự án cấp phép vào Việt Nam.

Tỷ lệ DN trả lời “có lãi” chiếm trên 60% (tăng 4% so với năm trước), trong khi DN trả lời “lỗ” là 25.1 % (tăng 1.1% điểm so với năm trước). Hơn 60% DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng. Khoảng 88% DN cho rằng lý do chính để mở rộng kinh doanh là tăng doanh thu, khoảng 63% DN trong ngành CN phi chế tạo cho rằng lý do chính là “khả ăng tăng trưởng và tiềm năng cao”.


Việt Nam được đánh giá là môi trường đầu tư đang được cải thiện nhưng 58.5% DN Nhật Bản lo ngại chi phí nhân công tăng cao. Trao đổi về vấn đề này, ông Atsusuke KAWADA,Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội cho biết, chi phí nhân công tăng cao thì đều là rủi ro lớn tại 15 quốc gia khảo sát. Trong thống kê JETRO đưa ra bình quân 15 quốc gia khảo sát thì chi phí nhân công tăng cao 59.1%, Việt Nam vẫn thấp hơn bình quân 15 quốc gia khảo sát, với con số 58.5% thì Việt Nam đứng ở vị trí số 6 trong 15 quốc gia.

Lo ngại chi phí nhân công và thủ tục hành chính

“Tỷ lệ nhân công trong chi phí sản xuất chiếm 20% nên khi chi phí nhân công tăng cao sẽ tác độngg nhiều đến DN sử dụng nhiều nhân công, chi phí tăng sẽ tăng áp lực. Tuy nhiên với DN hướng vào thị trường nội địa thì cũng là tác động tạo thị trường tiêu thụ trong nước. Do đó, là rủi ro cao nhưng DN không quá bức xúc về vấn đề này, DN chú trọng về khả năng thị trường hấp dẫn hơn là tăng nhân công”, ông Atsusuke KAWADA cho biết.

Để giải quyết vấn đề trên, 1 số DN đang bắt đầu làm sao tăng năng suất lao động, tập trung vào đào tạo công nhân, tay nghề nâng cao trình độ, từ đó tăng năng suất. 


Kết quả khảo sát cho thấy, 48,4%  DN cho rằng hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật không rõ ràng tại Việt Nam, khoảng 40% DN nhận thấy “cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện” và 41.8% cho rằng cơ chế, thủ tục thuế phức tạp là vấn đề rủi ro. Ngoài ra, Việt Nam xếp thứ 4 trong tổng số 15 quốc gia có “Ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém, chưa phát triển”.

Đại diện JETRO cho biết, nhiều DN ý kiến hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật không rõ ràng. Nhiều nội dung văn bản pháp luật còn xa rời thực tế, thiếu nghiên cứu trước khi xây dựng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi... Cùng với đó, nội dung văn bản pháp luật không rõ ràng dẫn đến vận dụng không thống nhất. Việc giải thích luật giữa các bộ ngành, địa phương, cán bộ phụ trách không giống nhau cùng với việc ban hành luật chậm trễ khiến công việc thực hiện bị tồn đọng.

Thủ tục hành chính phức tạp, thời gian thẩm tra không rõ ràng, mất nhiều thời gian, cán bộ còn thiếu ý thức và còn có tình trạng nộp lệ phí không chính thức. Ngoài ra cách giải thích luật giữa các cán bộ phụ trách không giống nhau như thuế nhà thầu nước ngoài, giá tính thuế hải quan..và cơ chế thay đổi liên tục khiến DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.

“Thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực cải cách môi trường đầu tư kinh doanh và đã bước đầu có thay đổi. Tuy nhiên với con số gần 50% DN lo ngại về pháp luật chưa hoàn thiện thì Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa”, ông Atsusuke KAWADA nhấn mạnh.

Thu Trang
Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến nhân lực chất lượng cao Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến nhân lực chất lượng cao Việt Nam

Trong những năm gần đây, lượng du học sinh, thực tập sinh và người lao động Việt Nam ngày một tăng tại Nhật Bản. Về phía Nhật Bản, doanh nghiệp nước này cũng rất quan tâm tới nguồn nhân lực Việt Nam, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN