Dệt may là ngành công nghiệp đứng thứ 2 về gây ô nhiễm nguồn nước

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển sang sản xuất xanh, sản xuất bền vững để bảo vệ môi trường. Trong đó, cần tập trung vào khâu xử lý ô nhiễm nguồn nước trước khi xả thải ra môi trường.

Ngày 29/11, Hiệp hội dệt may Việt Nam và Quỹ quốc tế về bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Xác định các tiếp cận để thúc đẩy quản lý và sử dụng nước, năng lượng hiệu quả, bền vững trong ngành dệt may tại Việt Nam” để tìm ra giải pháp hiệu quả xử lý nguồn nước xả thải của ngành.

Chú thích ảnh
Ngành dệt may là ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành này là nguồn gây nhiễm bẩn môi trường nước đứng thứ 2 từ việc xả thải trong quá trình sản xuất.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) đã rót gần 5 nghìn tỷ đồng dệt sợi, nhuộm và hạ tầng. Trong đó, các nhà máy dệt, nhuộm luôn sử dụng nhiều loại hóa chất như: axit, dung môi hữu cơ kiềm tính, thuốc nhuộm và chất màu nên khi xả thải thường có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới cũng ước tính, ngành dệt nhuộm đang sử dụng 1/4 hóa chất toàn thế giới mỗi năm và 1/5 lượng nước ô nhiễm toàn cầu do ngành công nghiệp dệt nhuộm thải ra. Các hóa chất nguy hại là độc tố tiêu diệt thủy sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Vì vậy, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cho rằng, ngành dệt may Việt Nam cần chuyển sang sản xuất xanh, sản xuất bền vững để bảo vệ môi trường. Trong đó, cần tập trung vào khâu xử lý ô nhiễm nguồn nước trong sản xuất trước khi xả thải ra môi trường.

Để xử lý nguồn nước thải của ngành dệt may, các doanh nghiệp, đơn vị cần triển khai các giải pháp cụ thể như: xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến theo quy chuẩn chung, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các khu công nghiệp dệt may có trung tâm xử lý nước thải tập trung… Khuyến khích các doanh nghiệp nhuộm sử dụng loại thuốc nhuộm thân thiện hơn với môi trường thay thế các loại thuốc nhuộm vô cơ trước kia. Tăng cường liên kết trong việc xử lý nước thải và tập trung ở các doanh nghiệp dệt may nhỏ lẻ để hạn chế chi phí cho doanh nghiệp.

Nguyễn Hoàng/Báo Tin tức
Hơn 2.674 tỷ đồng vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt may chuyển về SCIC quản lý
Hơn 2.674 tỷ đồng vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt may chuyển về SCIC quản lý

Ngày 23/11, Bộ Công Thương và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) về SCIC.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN