Chứng khoán toàn cầu lại quay đầu đi xuống

Màu đỏ trên Phố Wall đêm trước (29/2) đã lan tiếp trên các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 3 (1/3), bất chấp những số liệu tích cực của nền kinh tế đầu tàu Mỹ.

Mở màn phiên giao dịch đầu tiên của tháng mới, hai trong số ba thị trường chính của khu vực đã quay đầu đi xuống. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải mất nhẹ 0,21% (tương đương giảm 5,07 điểm), xuống 2.423,42 điểm. Các nhà giao dịch có vẻ như đã phớt lờ số liệu tích cực từ khu vực sản xuất công nghiệp trong nước mới được công bố, theo đó, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 2/2012 đã tăng lên 51,5 điểm, so với mức 50,5 điểm của tháng 1 trước đó, khi họ tỏ ra lo ngại hơn về những diễn biến trên Phố Wall đêm trước. Tương tự tại Hồng Công, chỉ số Hang Seng mở cửa cũng mất ngay 0,56% (122,24 điểm) về 21.557,84 điểm


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Riêng tại Nhật Bản, việc đồng yên giảm mạnh so với đồng USD đã khiến thị trường vẫn giữ được nhịp đi lên từ các phiên trước, bất chấp Phố Uôn đêm qua đảo chiều đi xuống. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,49% vào những phút đầu tiên của phiên giao dịch, tương đương thêm 48,10 điểm, lên 9.771,34 điểm.
Một số nhà phân tích nhận định, bất chấp việc chốt lời của một số nhà đầu tư sau nhiều phiên tăng liền, chỉ số Nikkei 225 nhiều khả năng vẫn trụ vững được quanh mức 9.700 điểm trong quý I này.

Đêm trước (29/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ cũng đã chấm dứt 4 phiên đi lên liên tiếp trước đó và đảo chiều mất điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2. Cũng như tại Trung Quốc, các nhà đầu tư đã bỏ qua những số liệu hết sức tích cực của nền kinh tế để tập trung sự lo ngại vào những phát biểu của ông Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), khi ông này tiếp tục đưa ra những dự báo ảm đạm về triển vọng tăng trưởng của Mỹ trong năm 2012. Thị trường còn thất vọng thêm khi ông Bernanke không "đả động" gì đến khả năng tung ra gói nới lỏng định lượng mới (hay còn được gọi là gói QE3) để kích thích nền kinh tế.

Đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average lùi 53,05 điểm (0,41%) về 12.952,07 điểm; S&P 500 mất 6,50 điểm (0,47%) xuống 1.365,68 điểm và Nasdaq hạ 19,87 điểm (0,67%) xuống 2.966,89 điểm.


Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày tăng giảm trái chiều trong bối cảnh thị trường đón nhận những số liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ, cũng như việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tung ra gói tái cấp vốn dài hạn lãi suất thấp lần hai cho các ngân hàng trong khu vực, song màu đỏ trên Phố Uôn cùng những tuyên bố gây thất vọng của Chủ tịch FED Bernanke lại như gáo nước lạnh dội vào thị trường.

Đóng cửa phiên 29/2, chỉ số FTSE 100 của Luân Đôn giảm 0,95% xuống 5.871,51 điểm; DAX 30 của Đức mất 0,46% xuống 6.856,08 điểm, và CAC-40 của Pari đứng yên ở mức 3.452,45 điểm.

TTXVN/ Tin tức
Chứng khoán châu Á mở cửa ở mức cao nhất trong 6 tháng
Chứng khoán châu Á mở cửa ở mức cao nhất trong 6 tháng

Chứng khoán châu Á có được động lực trong phiên mở cửa ngày 20/2, khi sự nới lỏng chính sách tiền tệ của Trung Quốc và những triển vọng cho việc Hy Lạp đạt được gói cứu trợ thứ hai đã khuyến khích các nhà đầu tư mua vào các tài sản rủi ro.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN