Cập nhật quy định về an toàn thực phẩm với mỳ ăn liền và thanh long vào thị trường EU

Ngày 13/6, Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật; Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) về việc cập nhật, rà soát Quy định liên quan đến cấp giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm mặt hàng mỳ ăn liền và thanh long xuất khẩu vào thị trường EU.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó, ngày 13/6/2022, EU chính thức thông báo ban hành Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi Quy định về các biện pháp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU có hiệu lực từ 3/7/2022. Theo quy định này, có một số sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU.

Cụ thể, đối với sản phẩm ăn liền, EU chính thức đưa: bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2, Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793 (thực phẩm ăn liền không có gói gia vị). 

EU tiếp tục duy trì yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và tần suất kiểm tra 20% đối với mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam (trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác).

Đối với thanh long,  EU tiếp tục duy trì trong danh mục yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2, Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793, giữ tần suất kiểm tra 20%. 

Đối với một số nông sản khác như: mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà, đậu bắp và ớt thuộc giống Capsicum, EU giữ tần suất kiểm tra 50%.

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, từ đầu năm đến 31/5/2022, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được 36 thông báo từ Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu đối với hàng nông, thủy sản và thực phẩm xuất khẩu Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU.

Cụ thể: thủy sản 7 thông báo, quả tươi 5 thông báo, gạo 4 thông báo, thảo mộc 2 thông báo, mỳ ăn liền 10 thông báo và 8 thông báo đối với các sản phẩm khác. Đặc biệt đối với sản phẩm mì ăn liền chứa Ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU.

Bích Hồng (TTXVN)
Đổi mới cách tiếp cận thông tin về an toàn thực phẩm
Đổi mới cách tiếp cận thông tin về an toàn thực phẩm

Các thông tin về an toàn thực phẩm (ATTP) hiện nay thường tập trung phản ánh các mặt tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học giúp người dân phòng tránh thực phẩm không an toàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN