Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của Kiên Giang, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế - xã hội tỉnh.
Nhằm hỗ trợ các tàu cá trong khai thác, vận chuyển hải sản, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng, phát triển mô hình Tổ hợp tác khai thác hải sản giúp tăng lợi nhuận cho hoạt động khai thác xa bờ cũng như tạo điều kiện để các phương tiện đánh bắt vươn khơi, bám biển lâu hơn.
Hoạt động khai thác hải sản xa bờ là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn của giá các mặt hàng xăng dầu, bởi nhiên liệu luôn chiếm 70 - 80% chi phí mỗi chuyến biển. Hiện mặt hàng dầu diesel đang ở mức 16.809 đồng/lít đã và đang tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, bám biển.
Tại tỉnh Quảng Nam, huyện Núi Thành là địa phương có đội tàu xa bờ hùng mạnh nhất với trên 1.900 tàu thuyền các loại có tổng công suất gần 222.000 CV. Địa phương đang tập trung nâng cấp hậu cần dịch vụ nghề cá nhằm gia tăng giá trị kinh tế sau mỗi chuyến biển.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, để thu hút đầu tư vào nghề nuôi biển, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi, đào tạo nhân lực phục vụ, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng công nghệ, tỉnh đề ra giải pháp về cơ chế chính sách vay vốn ưu đãi tín dụng để hỗ trợ người nuôi chuyển đổi từ lồng nuôi truyền thống sang mô hình nuôi biển công nghệ cao như lồng HDPE và các công nghệ khác.
Thời gian gần đây, tình trạng tàu cá của Việt Nam vượt ranh sang vùng biển nước ngoài và bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt, xử lý đã giảm. Tuy nhiên, tàu cá vi phạm IUU, nhất là vi phạm về sử dụng thiết bị giám sát hành trình (VMS) còn diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố vùng biển triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) và chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5.
Thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), chứng minh nỗ lực, kết quả chống khai thác IUU của Việt Nam trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), lực lượng chức năng tại địa phương đã nghiêm túc, nỗ lực kiểm soát chạt chẽ tàu cá ra vào cảng, xuất nhập bến, giám sát và quản lý hoạt động trên biển.
Thời điểm này đang là chính vụ khai thác cá trích biển, vì vậy mỗi chuyến ra khơi của ngư dân các vùng biển ngang Hà Tĩnh đều trúng đậm cá trích, mỗi tàu cho thu nhập hàng chục triệu đồng.
Ngày 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng lãnh đạo các sở, ngành đã làm việc với huyện đảo Lý Sơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; kiểm tra Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt An Bình (Đảo Bé); quản lý bảo tồn các di tích, danh thắng...
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương đang khẩn trương triển khai quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU chuẩn bị đón Đoàn thanh tra Châu Âu (EC) lần thứ 5, quyết tâm cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng”.
Tỉnh Kiên Giang có đường bờ biển trên đất liền dài hơn 200 km với diện tích rừng phòng hộ ven biển hàng chục nghìn km là lợi thế phát triển kinh tế ven biển với đa dạng các mô hình như: nuôi sò huyết, nuôi ba khía, nuôi cá, tôm, cua biển… với thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Quyết liệt thực thi pháp luật, xử lý nghiêm vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hơn 7 tháng qua, tỉnh Kiên Giang không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, xử lý triệt để tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép) trên địa bàn, đã đăng ký cho 2.090 tàu cá “3 không”, đạt 100%.
Ngày 4/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Để chuẩn bị đón Đoàn thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu (dự kiến từ ngày 21-31/3/2025) đến kiểm tra việc khắc phục “thẻ vàng” về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp.
Sáng 17/2, Lễ hội cầu ngư đã diễn ra tại xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An và quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Đây là lễ hội truyền thống của cư dân vùng biển, bày tỏ khát vọng một năm “trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”.
Trong chuyến vươn khơi đầu năm mới, nhiều tàu cá của ngư dân xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đã trúng đậm “lộc biển” với những mẻ lưới đầy ắp ruốc.
Năm 2025, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nhằm giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển.
Nhiều ngày qua, ngư dân các xã ven biển của huyện Diễn Châu (Nghệ An) vào mùa khai thác cá trích bằng bè mảng. Hàng trăm lò nướng ở gần 20 làng biển lại tất bật, nổi lửa suốt đêm để nướng cá trích.
Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, ngư dân nhiều vùng biển của tỉnh Quảng Ngãi đã trở lại ngư trường khai thác thủy sản.