Thiết bị mới này sẽ được giao sứ mệnh cao cả là tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh và nghiên cứu nguồn gốc của vũ trụ.
Kể từ khi thông báo triển khai vào năm 2009, dự án tạo ra thiết bị quan sát không gian khổng lồ của NASA hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada liên tục gặp vướng mắc về tiến độ và kinh phí. Công trình bị trì hoãn thời điểm hoạt động 7 năm trong khi chi phí đội lên cao (9,7 tỷ USD) - gấp đôi tính toán ban đầu.
Dự kiến kính viễn vọng không gian James Webb đi vào hoạt động và thực hiện nhiệm vụ đầu tiên vào tháng 3/2021.
Ngày 28/8, các kỹ sư hoàn thành bước dùng cần cẩu đặt kính thiên văn xuống thân máy. Hệ thống này sẽ được bao quanh bởi một tấm chắn nắng có thể gập lại để bảo vệ các thiết bị công nghệ cao phía trong trong suốt vòng đời hoạt động.
Một khi đi vào hoạt động, kính viễn vọng James Webb có kích thước rộng bằng cỡ sân tennis sẽ quan sát vũ trụ trong quang phổ hồng ngoại từ điểm Lagrange 2.
Điểm Lagrange 2, một điểm hấp dẫn ổn định trong hệ thống năng lượng mặt trời cách Trái Đất khoảng 1,5 triệu km, thường được các nhà khoa học chọn để đặt các đài quan sát thiên văn vũ trụ.
Kính viễn vọng James Webb sẽ săn lùng dấu hiệu sự sống trên các hành tinh lân cận cũng như nghiên cứu sự hình thành của các ngôi sao và thiên hà đầu tiên hình thành cách đây 13,5 tỷ năm.
Video qua trình lắp ráp kính viễn vọng James Webb (nguồn: NASA):