Mô tả phân bò là “chất chống bức xạ”, ông Kathiria đã công bố một loại chip được làm từ phân bò và cho rằng nó có thể làm giảm đáng kế bức xạ từ điện thoại di động. Loại chip được đặt tên là Gausatva Kavach, được sản xuất bởi trung tâm bảo vệ bò Shrijee có trụ sở tại thành phố Rajkot, bang Gujarat, Ấn Độ.
“Đây là một con chip bức xạ. Nếu bạn gắn con chip này trong điện thoại di động của mình, lượng bức xạ sẽ giảm đi đáng kể. Nhờ vậy, con người sẽ được bảo vệ khỏi các loại bệnh tật. Phân bò có thể chống bức xạ và bảo vệ tất cả mọi người. Nếu bạn mang phân bò về nhà thì nơi ở của bạn cũng sẽ không có bức xạ. Tất cả điều này đã được khoa học chứng nhận”, ông Kathiria nói.
Hiện tại, có hơn 500 trại bò tại Ấn Độ đang sản xuất những con chip chống bức xạ như vậy. Những con chip có sẵn được bán với giá 50 – 100 rupee/con. ông Kathiria chia sẻ với tờ The Indian Express rằng một công ty đang xuất khẩu những con chip này đến Mỹ với giá khoảng 10 USD/con.
Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã thành lập Ủy ban RKA, trực thuộc Bộ Thủy sản, Chăn nuôi và Sữa của Ấn Độ, nhằm quảng bá các sản phẩm từ phân bò. Hồi năm 2019, ủy ban này đã nhận được hơn 68 triệu tiền tài trợ cho việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển bò và thế hệ con cháu của chúng.
Bên cạnh chip làm từ phân bò, KRA cũng đã giới thiệu các sản phẩm làm từ phân bò khác như đèn đất, nến, hương, chặn, giấy, tượng thần và nữ thần. Hiện nay trên thị trường có khoảng 50 sản phẩm làm từ phân bò, từ móc khóa đến các loại bình.
Ấn Độ cũng có kế hoạch thắp sáng 330 triệu chiếc đèn Diyas làm bằng phân bò trong lễ hội ánh sáng Diwali vào năm nay nhằm mục đích kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc.
Ủy ban Quốc gia về Gia súc của đất nước hy vọng cũng sẽ tạo ra công việc kinh doanh cho hàng nghìn doanh nhân và nông dân dựa vào bò với nỗ lực không ngừng.
RKA cho biết họ sẽ cung cấp các giải pháp thân thiện với môi trường, thay thế đèn nhân tạo do Trung Quốc sản xuất và ủng hộ chiến dịch “Make in India” của Thủ tướng Narendra Modi.