Thử nghiệm tế bào gốc iPS để chữa bệnh Parkinson

Các nhà khoa học thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để chữa trị cho các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy các bệnh nhân Parkinson đang tiến triển tốt. Bệnh Parkinson là một loại bệnh rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, do não suy giảm loại tế bào thần kinh sản xuất dopamine - một chất truyền dẫn tín hiệu giữa các tế bào, gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân.

Trước đó, vào tháng 10/2018, Đài truyền hình NHK cho biết nhóm nghiên cứu đã cấy tế bào phát triển từ tế bào iPS vào não một bệnh nhân với hy vọng những tế bào này sẽ chuyển hóa thành tế bào thần kinh và giúp hồi phục chức năng vận động.

Cuối năm ngoái, nhóm cũng thực hiện quá trình tương tự với hai bệnh nhân khác. Nhóm nghiên cứu cho biết cả 3 bệnh nhân đều không gặp phản ứng phụ như việc tế bào cấy ghép biến thành tế bào ung thư.

Dự kiến, trong năm tài khóa 2020 (bắt đầu từ tháng 4 tới), sẽ có thêm 4 bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tạo ra một phương pháp điều trị được phổ biến rộng rãi và được bảo hiểm chi trả.

Đào Thanh Tùng (TTXVN)
Phẫu thuật kích thích não sâu - hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson
Phẫu thuật kích thích não sâu - hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson

Anh Hoàng Minh P., sinh năm 1964 được chẩn đoán Parkinson từ năm 2006. Triệu chứng khởi đầu của bệnh nhân là run vùng ngọn chi, chủ yếu tay phải, kèm theo co cứng các cơ nửa người phải, bệnh nhân nói khó, viết khó.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN